Thông Báo

Chứng Nhân

LOẠI BÀI VIẾT: _Tiêu điểm

Vật lộn với sự phức tạp của chúng ta/Struggling with our Complexity

  

Trong một cuốn sách gồm các bài giảng có tựa đề “Nói lên sự thật” (Telling the Truth), Frederick Buechner đã thách thức tất cả những người đi giảng và các tác giả thiêng liêng làm sao để nói một cách “trung thực khủng khiếp” về cuộc vật lộn của con người, ngay cả trong bối cảnh đức tin. Đừng bọc đường mọi việc một cách dễ dãi, ông cảnh báo:

“Hãy để người đi giảng nói lên sự thật. Hãy để vị đó nói lên tiếng nói của thinh lặng trong các tin tức của thế giới này, tắt âm thanh, để trong thinh lặng đó chúng ta có thể nghe thấy sự thật bi thương của Phúc âm vốn dĩ có nghĩa là thế giới nơi Chúa vắng mặt là một nơi trống rỗng đen tối và vang động; và sự thật khôi hài của Phúc âm vốn có nghĩa là chính trong chiều sâu của sự vắng mặt này mà Chúa hiện diện theo những cách tưởng như không thể và trong những con người tưởng như không thể như ông bà Sa-ra và A-bra-ham già nua, và có lẽ khi đúng lúc thì cả Phi-la-tô, ông Gióp… và cả bạn lẫn tôi đều cười toáng lên cho tới lúc nước mắt chảy dài trên má. Và cuối cùng hãy để vị đó giảng về bi kịch lan tràn này bằng hài kịch, giảng về ánh sáng lấn át bóng đêm, giảng về cái tầm thường bằng cái phi thường, vì câu chuyện này quá hay đến nỗi không thể không thành hiện thực, bởi lẽ phủ nhận rằng nó không thực có nghĩa là phủ nhận cùng với nó một hơi thở dốc, nhịp đập và nhịp đập gấp của con tim sắp khóc hoặc thậm chí đang khóc, điều mà tôi tin là linh cảm sâu xa nhất về sự thật mà chúng ta có được.”

Khi đọc đoạn đó, tôi nhớ lại một số bài giảng trong giáo xứ khi tôi còn là một cậu bé. Tôi lớn lên trong một cộng đoàn nhỏ, an toàn, gồm những nông dân nhập cư, trong lòng thảo nguyên Canada. Các linh mục trong giáo xứ chúng tôi, những con người tha thiết một cách tuyệt vời, ấy thế mà lại có khuynh hướng giảng cho chúng tôi như thể chúng tôi là một nhóm các gia đình bình dị trong loạt phim truyền hình “Ngôi nhà nhỏ trên thảo nguyên.” Họ thường nói với chúng tôi là họ rất hài lòng được làm mục vụ cho chúng tôi, những bà con nông dân giản dị, sống cuộc đời không phức tạp, xa hẳn các vấn đề của những vị đang sống trong các đô thị lớn.

Dù còn nhỏ, chẳng tiếp xúc gì nhiều trong cuộc sống, mà không phải lúc nào tôi cũng nuốt trôi những lời đó. Trước hết, tôi không cảm thấy hết sức đơn giản và không phức tạp. Trong sâu thẳm tôi chất chứa nỗi bất an sâu sắc và tôi cảm thấy nhiều chuyện đau đầu nhiều hơn so với phần riêng của mình. Ngay từ hồi đó, cũng như bây giờ, tôi đã cảm thấy rằng cả cuộc đời con người và trái tim con người đều có một chiều sâu luôn luôn phần nào nằm ngoài tầm với của chúng ta. Đồng thời, cho dù cộng đoàn của chúng tôi tuyệt vời như vậy, nó cũng có những phần đổ vỡ, những vụ tự sát, những mối căng thẳng giữa con người với nhau. Bề ngoài, đôi khi chúng tôi trông có vẻ như những ngôi nhà nhỏ trên thảo nguyên, nhưng bên dưới, những điều sâu thẳm hơn luôn luôn âm ỉ. Không ai là không có vừa những bí ẩn tuyệt vời lẫn những nỗi ai oán rối rắm phức tạp của cuộc đời.

Nghệ thuật giỏi là giỏi chính vì nó nhìn nhận sự phức tạp đó một cách nghiêm túc và rọi ánh sáng vào trong đó theo một cách không phải là giải quyết mối căng thẳng này một cách quá dễ dãi. Nghệ thuật tồi lúc nào cũng ủy mị chính vì nó không nhìn nhận sự phức tạp đó một cách nghiêm túc, bằng cách không chịu thừa nhận điều đó hoặc bằng cách giải quyết nó một cách quá dễ dãi.

Điều này cũng đúng đối với thần học hay và tinh thần thiêng liêng hay. Nó cần phải nhìn nhận một cách nghiêm túc sự phức tạp của trái tim con người. Thánh Tô-ma Đa-canh từng đặt câu hỏi: Đối tượng phù hợp của trí óc và ý chí con người là gì? Theo cách nói thời nay, câu hỏi đó sẽ là: Điều gì sẽ thỏa mãn hoàn toàn từng nỗi đau và nỗi khao khát của chúng ta? Câu trả lời của ông là: Mọi hiện thể, mọi thứ, tất cả những gì tồn tại. Chúng ta sẽ phải biết và cách nào đó phải kết nối về mặt cảm xúc với mọi chuyện thì tâm trí và trái tim bất an của chúng ta mới đi tới chỗ bình an trọn vẹn. Xét điều này là không thể được trong đời này, chúng ta không nên ngây thơ về chuyện cuộc sống của chúng ta sẽ trở thành thường xuyên bất an và phức tạp như thế nào. Món quà vĩ đại trong các tác phẩm của Henri Nouwen là nói cho chúng ta biết về sự phức tạp của chính đời sống của chúng ta và rồi cho phép chúng ta hiểu chuyện đó là bình thường. Chúng ta không hẳn tham lam quá mức, hưởng tình dục quá mức, hay bất an quá mức. Chúng ta chỉ là những con người bình thường, đi đi lại lại với da thịt phàm trần. Đó chính là cuộc đời thật sự! Đó cũng là sự thật rõ ràng trong thánh kinh và phúc âm. Thánh kinh có đầy những câu chuyện về những người tìm thấy Chúa và giúp xây dựng nước Chúa, cho dù cuộc đời của chính họ đầy những hỗn độn, rối rắm, chán chường, phản bội, bất tín, và tội lỗi. Không hề có con người nào đơn giản, miễn nhiễm đối với những mối phức tạp về mặt thiêng liêng, tâm lý, tình dục và quan hệ vốn dĩ vẫn bao vây tất cả chúng ta.

Và rốt cuộc, đó là điều tốt: Bên cạnh những thứ khác, nó giữ cho chúng ta luôn luôn tỉnh thức, mà thường là trước nỗi sợ hãi và uể oải của chúng ta, và rằng bí ẩn của cuộc đời là vô cùng to lớn, lớn hơn rất nhiều so với những gì mà chúng ta phần lớn thời gian cảm thấy thoải mái. Căn bệnh phức tạp thường hằng của chúng ta ép chúng ta càng hướng gần tới ánh sáng lớn lao hơn.

Điều cũng quan trọng nữa là sự tỉnh thức và thái độ chấp nhận căn bệnh phức tạp thường hằng của chúng ta có thể là nơi chúng ta cuối cùng sẽ tìm thấy những mối dây thấu cảm và tha thứ: Cuộc đời đối với ai cũng khó khăn cả. Ai ai cũng đau đớn. Chúng ta không cần phải đổ lỗi cho ai hết. Tất cả chúng ta đều bị bao vây bởi cùng những vấn đề. Hiểu và chấp nhận điều đó có thể giúp chúng ta tha thứ cho nhau – và rồi tha thứ bản thân mình.

፨ ፨ ፨ ፨ ፨ ፨ ፨ ፨ ፨ ፨ ፨ ፨ ፨ ፨ ፨ ፨ ፨

In a book on preaching, entitled, Telling the Truth, Frederick Buechner challenges all preachers and spiritual writers to speak with “awful honesty” about the human struggle, even inside the context of faith. Don’t put an easy sugar-coating on things, he warns:

“Let the preacher tell the truth. Let him make audible the silence of the news of the world with the sound turned off so that in that silence we can hear the tragic truth of the Gospel which is that the world where God is absent is a dark and echoing emptiness; and the comic truth of the Gospel, which is that it is into the depth of this absence that God makes himself present in such unlikely ways and in such unlikely people that old Sarah and Abraham and maybe when the time comes to even Pilate and Job … and you and I laugh till the tears run down our cheeks. And finally let him preach this overwhelming of tragedy by comedy, of darkness by light, of the ordinary by the extraordinary, as the tale that is too good not to be true because to dismiss it as untrue is to dismiss along with it the catch of the breath, the beat and lifting of the heart near to or even accompanied by tears, which I believe is the deepest intuition of truth that we have.”

Reading this, I was reminded of some of the preachings in my own parish when I was a young boy.  I grew up in a small, sheltered, farming, immigrant community in the heart of the Canadian prairies. Our parish priests, wonderfully sincere men, tended, however, to preach to us as if we were a group of idyllic families in the TV series, Little House on the Prairies. They would share with us how pleased they were to be ministering to us, simple farm-folk, living uncomplicated lives, far from the problems of those who were living in the big cities.

Even as a young boy, living a sheltered life, this didn’t always digest well. First of all, I didn’t feel very uncomplicated and simple. I harbored a deep restlessness and had more than my own share of heartaches. I felt already then, just as I feel now, that both human life and the human heart have a depth that’s always partially beyond our grasp. Also, wonderful as our community was, it too had its share of breakdowns, suicides, and interpersonal tensions. On the outside, we sometimes looked like little houses on the prairies, but underneath deeper things were always brewing.  No one is spared both the wondrous mystery and the confusing pathos of life’s complexity.

Good art is good precisely because it takes that complexity seriously and shines a light into it in a way that doesn’t resolve the tension in too-easy a way. Poor art is invariably sentimental precisely because it does not take that complexity seriously, either by refusing to acknowledge it or by resolving it too easily.

The same holds true for good theology and spirituality. It needs to take seriously the complexity of the human heart. Thomas Aquinas once posed the question: What is the adequate object of the human intellect and will? In contemporary terms, that would be: What would completely satisfy our every aching and longing? His answer: All being, everything, all that is. We would have to know and be somehow effectively connected to everything that is for our restless minds and hearts to come to full peace. Given the impossibility of this in this life, we shouldn’t be naïve as to how habitually restless and complex our lives are going to be.

The great gift of Henri Nouwen’s writings is that they introduce us to the complexity of our own lives and then give us permission to understand that as normal. We aren’t necessarily over-greedy, over-sexed, or over-restless. We are just normal human beings, walking around inside of the human skin.  That’s what real life feels like! That is also a clear truth inside scripture and the gospels. The scriptures are filled with stories of persons finding God and helping bring about God’s kingdom, even as their own lives are often fraught with the mess, confusion, frustration, betrayal, infidelity, and sin. There are no simple human beings, immune to the spiritual, psychological, sexual, and relational complexities that beset us all.

And in the end, that’s a good thing: Among other things it keeps us forever aware, often against our own fear and sloth, that the mystery of life is infinitely bigger than that with which were are most times comfortable. Our pathological complexity presses us ever towards the greater light.

Importantly too an awareness and acceptance of the pathological complexity of our own lives can be the place where we finally find the threads of empathy and forgiveness: Life is difficult for everybody. Everyone is hurting.  We don’t need to blame someone. We are all beset with the same issues. Understanding and accepting that can help us to forgive each other – and then forgive ourselves.

Sưu tầm