Thông Báo

Chứng Nhân

LOẠI BÀI VIẾT: _Tiêu điểm

Phút suy tư: Cuộc Thương khó của Chúa Giêsu

Linh mục Henri Nouwen, ngòi bút thiêng liêng nổi tiếng có chia sẻ về một lần cha đến bệnh viện thăm một người đang hấp hối vì bệnh ung thư. Người này còn khá trẻ và là một người rất năng động, làm nhiều việc sinh hoa kết trái. Ông là người cha chăm lo tốt cho gia đình mình. Ông là giám đốc điều hành một công ty lớn chăm lo tốt cho cả công ty lẫn các nhân viên của mình. Hơn nữa, ông còn đóng góp trong nhiều tổ chức khác, kể cả giáo xứ, và với năng lực lãnh đạo, ông thường là người phụ trách, người đứng đầu. Nhưng bây giờ, con người một thời rất năng động, con người đã từng điều hành mọi sự, lại đang nằm trên giường bệnh chờ chết, không thể tự lo cho các nhu cầu căn bản tự nhiên của mình.

Và khi cha Nouwen đến bên giường bệnh, ông cầm lấy tay cha. Tôi thấy cần phải nhấn mạnh đến sự nản lòng quá đỗi của ông: ‘Cha ơi, cha phải giúp con! Con đang chết, và con đang cố bình tâm với chuyện này, nhưng còn có một điều khác nữa: Cha biết con mà, con luôn là người phụ trách, con chăm lo cho gia đình mình. Con chăm lo cho công ty. Con chăm lo cho giáo xứ. Con chăm lo hết mọi chuyện! Mà giờ con nằm đây, trên giường này, và con không thể tự lo cho mình. Con không thể tự đi vệ sinh. Chết là một chuyện, nhưng đây là chuyện khác nữa! Con bất lực! Con không thể làm được gì nữa!’

Dù rất giỏi trong việc mục vụ, nhưng cha Nouwen cũng như bất kỳ ai trong chúng ta ở trong hoàn cảnh này, đều bất lực trước lời van lơn của người đàn ông này. Ông đang trải qua tình trạngï bị động đau đớn khổ sở. Ông bây giờ là một bệnh nhân. Ông đã từng rất năng động, là người đứng đầu, và bây giờ, như Chúa Giêsu trong những giờ hấp hối, ông bị hạ xuống thành một bệnh nhân, một người để cho người khác làm gì thì làm. Về phần mình, cha Nouwen cố gắng giúp cho ông thấy mối liên kết giữa những gì ông đang trải qua với những gì Chúa Giêsu chịu trong cuộc thương khó, đặc biệt là ý nghĩa của thời gian bất lực, yếu đuối, và bị động này chính là thời gian để chúng ta có thể trao cho những người quanh mình một điều gì đó thâm sâu hơn.

Cha Nouwen đọc to trình thuật Thương khó trong Tin mừng cho ông nghe, vì những gì ông đang trải qua tương đồng rất rõ với những gì Chúa Giêsu chịu trong những giờ sắp chết của Ngài, mà Kitô hữu chúng ta gọi là ‘Cuộc Thương khó của Chúa Giêsu.’ Chính xác thì Cuộc Thương khó của Chúa Giêsu là gì?

Là Kitô hữu, chúng ta tin rằng Chúa Giêsu đã trao ban cho chúng ta cả đời sống lẫn cái chết của Ngài. Nhưng, chúng ta lại quá thường không phân biệt được giữa hai điều này. Chúa Giêsu trao ban đời sống của Ngài cho chúng ta theo một cách tích cực và chủ động hành động, nhưng Ngài trao ban cái chết của Ngài cho chúng ta theo một cách khác, là qua sự bị động, và thương khó của mình.

Chúng ta thường dễ hiểu lầm ý nghĩa của Cuộc Thương khó của Chúa Giêsu. Khi dùng từ Thương khó (Passion) đế nói đến đau khổ của Chúa Giêsu, chúng ta tự nhiên liên kết Thương khó với đau đớn, nỗi đau bị treo trên thập giá, bị hành hạ, bị đánh đòn, bị đóng đinh và bị sỉ nhục trước đám đông. Cuộc Thương khó của Chúa Giêsu có nói đến những điều này, nhưng chúng ta cần hướng từ ‘Thương khó’ đến một trọng tâm khác nữa. Thương khó (Passion) có gốc La Tinh là passio, nghĩa là bị động, và đây chính là ý nghĩa thực sự. Từ bệnh nhân (patient) cũng từ gốc này mà ra. Do đó, trình thuật Thương khó mô tả lại sự bị động của Chúa Giêsu, mô tả việc Ngài trở nên một ‘bệnh nhân.’ Ngài trao ban cái chết của mình cho chúng ta qua sự bị động của Ngài, cũng như trước kia Ngài trao ban đời sống cho chúng ta qua sự chủ động của Ngài.

Thật vậy, Tin mừng theo thánh Matthêu, Máccô, và Luca đều có thể chia thành hai phần riêng biệt: Trong mỗi Tin mừng, chúng ta có thể chia tất cả mọi chuyện trước khi Chúa Giêsu bị bắt trong vườn Giếtsêmani về một bên, và gọi phần Tin mừng này là: Sự chủ động của Chúa Giêsu Kitô. Rồi phần còn lại mà chúng ta gọi là ‘cuộc Thương khó’ có thể gọi là: Sự bị động của Chúa Giêsu Kitô. Điều này thực sự sẽ giúp làm rõ một đặc nét quan trọng là: Chúa Giêsu trao ban đời sống của mình cho chúng ta qua sự chủ động, nhưng lại trao ban cái chết của mình cho chúng ta qua sự bị động. Do đó: Cho đến trước khi bị bắt, Tin mừng mô tả Chúa Giêsu chủ động, làm mọi sự, là người dẫn dầu, rao giảng, dạy dỗ, làm các phép lạ, an ủi dân chúng. Nhưng từ sau khi bị bắt, tất cả mọi động từ đều chuyển sang thể bị động: bị lôi đi, bị giới cầm quyền hành hạ, bị đánh, được vác đỡ thập giá, và cuối cùng là bị đóng đinh vào thập giá. Sau khi bị bắt, như một bệnh nhân trong phòng nan y liệt giường, Chúa không còn làm gì nữa, nhưng là người khác làm cho Ngài và làm với Ngài. Ngài bị động, là một bệnh nhân, và trong sự bị động đó, Chúa Giêsu trao ban cái chết của Ngài cho chúng ta.

Trong chuyện này, có nhiều bài học cho chúng ta, trong đó có một sự thật rằng: sự sống và tình yêu được trao ban không chỉ trong những gì chúng ta làm cho người khác, nhưng có lẽ thâm sâu hơn, còn là trong những gì chúng ta nhận lấy những khi chúng ta bất lực, khi chúng ta không còn lựa chọn nào khác ngoài là một bệnh nhân, một người bị động.

Ronald Rolheiser

፨ ፨ ፨ ፨ ፨ ፨ ፨ ፨ ፨ ፨ ፨ ፨ ፨ ፨ ፨ ፨ ፨ ፨ ፨ ፨ ፨ ፨ ፨

The Passion of Jesus

The renowned spiritual writer Henri Nouwen, shares how he once went to a hospital to visit a man dying of cancer. The man was still relatively young and had been a very hardworking and generative person. He was the father of a family and provided well for them. He was the chief executive officer in a large company and took good care of both the company and his employees. Moreover, he was involved in many other organizations, including his church, and, because of his leadership abilities, was often the one in charge. But now, this once-so-active man, this person who was so used to being in control of things, was lying on a hospital bed, dying, unable to take care of even his most basic needs.

As Nouwen approached the bed, the man took his hand. It’s significant to note the particular frustration he expressed: “Father, you have to help me! I’m dying, and I am trying to make peace with that, but there is something else too: You know me, I have always been in charge – I took care of my family. I took care of the company. I took care of the church. I took care of things! Now I am lying here, on this bed and I can’t even take care of myself. I can’t even go to the bathroom! Dying is one thing, but this is another! I’m helpless! I can’t do anything anymore!”

Despite his exceptional pastoral skills, Nouwen, like any of us in a similar situation, was left rather helpless in the face of this man’s plea. The man was undergoing an agonizing passivity. He was now a patient. He had once been active, the one in charge; and now, like Jesus in the hours leading up to his death, he was reduced being a patient, one who is ministered to by others. Nouwen, for his part, tried to help the man see the connection between what he was undergoing and what Jesus endured in his passion, especially how this time of helplessness, diminishment, and passivity is meant to be a time where we can give something deeper to those around us.

Among other things, Nouwen read the Passion narratives of the Gospels aloud to him because what this man was enduring parallels very clearly what Jesus endured in the hours leading up to his death, a time we Christians entitle, “the Passion of Jesus”. What exactly was the Passion of Jesus?

As Christians, we believe that Jesus gave us both his life and his death. Too often, however, we do not distinguish between the two, though we should: Jesus gave his life for us in one way, through his activity; he gave his death for us in another way, through his passivity, his passion.

It is easy to misunderstand what the Gospels mean by the Passion of Jesus. When we use the word passion in relationship to Jesus’ suffering we spontaneously connect it to the idea of passion as pain, the pain of the crucifixion, of scourging, of whips, of nails in his hands, of humiliation before the crowd. The Passion of Jesus does refer to these, but the word asks for a different focus here. The English word passion takes its root in the Latin, passion, meaning passivity, and that’s its real connotation here. The word “patient” also derives from this. Hence what the Passion narratives describe is Jesus’ passivity, his becoming a “patient”. He gives his death to us through his passivity, just as he had previously given his life to us through his activity.

Indeed, the Gospels of Matthew, Mark, and Luke can each be neatly divided into two distinct parts: In each Gospel, we can split off everything that is narrated until Jesus’ arrest in the Garden of Gethsemane and call this part of the Gospel: The Activity of Jesus Christ. Then we could take the section of the Gospels that we call “the Passion” and call that section: The Passivity of Jesus Christ. This would in fact help clarify an important distinction: Jesus gave his life for us through his activity whereas he gave his death for us through his passivity. Hence: Up until his arrest, the Gospels describe Jesus as active, as doing in things, as being in charge, preaching, teaching, performing miracles, consoling people. After his arrest, all the verbs become passive: he has led away, manhandled by the authorities, whipped, helped in carrying his cross, and ultimately nailed to the cross. After his arrest, like a patient in palliative care or hospice, he no longer does anything; rather others do it for him and to him. He is passive, a patient, and in that passivity, he gave his death for us.

There are many lessons in this, not least the fact that life and love are given not just in what we do for others but also, and perhaps even more deeply, in what we absorb at those times when we are helplessness when we have no choice except to be a “patient”.