Thông Báo

Chứng Nhân

LOẠI BÀI VIẾT: _Tiêu điểm

CHÚNG TA RỤT RÈ KHI ĐỐI DIỆN VỚI SỰ PHONG PHÚ CỦA THIÊN CHÚA

 

Tuổi trẻ của tôi có những mạnh mẽ và yếu đuối của nó. Tôi lớn lên trong một nông trại ở trung tâm vùng đồng cỏ Canada, thuộc thế hệ nhập cư thứ hai. Gia đình tôi đông người, và nông trại nhỏ giúp chúng tôi đủ sống, mặc dù chỉ đủ mà thôi. Không bao giờ có dư ra đồng nào. Chúng tôi không bao giờ thiếu ăn hay thực sự nghèo túng, nhưng chúng tôi sống thanh đạm. Bạn được cho những gì bạn cần, nhưng hiếm khi có gì dư giả. Bạn chỉ có một phần chia nhất định trong món chính cũng là món duy nhất trong bữa, và một món tráng miệng, vì phải phân chia sao cho mọi người có đủ phần. Và tôi sống hạnh phúc trong hoàn cảnh này, lấy để cho đi, đó chính là ý nghĩa cuộc sống, tôi nhìn nhận rằng tất cả mọi tài nguyên đều có hạn và không nên đòi hỏi hay lấy nhiều hơn những gì cần thiết.

Và một nền tảng như thế củng cố cho tôi: Bạn trưởng thành với nhận thức, không có chuyện không làm mà ăn, bạn cần phải kiếm miếng ăn cho mình. Bạn cũng biết, không được lấy nhiều hơn phần của mình, vì tài nguyên trong thế giới này có hạn và bạn phải chia sẻ chúng với tất cả mọi người. Nếu bạn lấy nhiều hơn phần của mình, thì sẽ không có đủ cho tất cả mọi người. Tài nguyên có hạn, nên nếu ai đó lấy quá nhiều, thì sẽ có người nhận được quá ít.

Nhưng nền giáo dục này cũng có mặt trái của nó: Khi tất cả mọi thứ phải được cân đo đong đếm để bảo đảm đủ cho tất cả mọi người, bạn sẽ sống với nỗi sợ tiềm tàng rằng có thể sẽ không đủ, khi đó bạn dễ dàng rơi vào tâm thức khô kiệt hơn là dồi dào, dễ thuận theo chiều hướng bủn xỉn hơn là rộng rãi.

Một tâm thức khô kiệt hơn là dồi dào sẽ làm cho chúng ta cằn cỗi theo các cách như sau: Thứ nhất, nó làm cho chúng ta có khuynh hướng khi đứng trước sự dồi dào của đời sống, chúng ta trở nên quá rụt rè để không hồ hởi tận hưởng cuộc sống. Với tính tiết kiệm, cuộc sống quá bằng phẳng không có điểm nào nổi bật, và luôn bị ám ảnh tội lỗi khi gặp các sự tốt đẹp trên cuộc đời, đặc biệt là bất kỳ cảm nghiệm xa hoa nào, tương tự như cảm giác khó chịu của các môn đệ Chúa Giêsu khi họ trông thấy tận mắt một phụ nữ hoang đàng đã phung phí khi dùng dầu thơm đắt tiền xức chân Chúa. Trong tâm thức khô kiệt, có một cám dỗ triền miên là lý tưởng hóa sai lầm sự đau khổ và nghèo khó, đồng thời để chúng chiếm mất chỗ của ân sủng và dồi dào là tặng vật thực sự mà Chúa ban cho chúng ta. Và còn méo mó hơn nữa là do mang trong mình một tâm thức khô kiệt nên thường thường chúng ta có một khái niệm về một Thiên Chúa có hạn, và dè sẻn hơn là một Thiên Chúa hoang phí. Nhưng đó không phải là Chúa mà Chúa Giêsu rao giảng.

Tôi xin đưa ra ví dụ, một giáo sư chủng viện quen biết đã kể cho tôi nghe chuyện này: Ông dạy các chủng sinh đã nhiều năm rồi, và những năm gần đây, khi dạy về bí tích hòa giải, câu hỏi các chủng sinh thường đặt cho ông trước hết là: ‘Khi nào con có thể từ chối tha tội? Khi nào con không được ban ơn tha tội?’ Tôi tin rằng sự lo lắng biểu hiện ở đây, không phải là do ý muốn quyền lực, nhưng là một nỗi sợ thực tâm rằng chúng ta nên thận trọng trong việc trao truyền lòng thương xót của Chúa, rằng chúng ta không nên trao ơn này một cách rẻ mạt. Và tôi cũng tin rằng, những gì tiếp sức cho nỗi sợ đó chính là một khái niệm vô thức, cho rằng Thiên Chúa cũng hành động với một tâm thức khô kiệt hơn là dồi dào, và lòng thương xót của Chúa, cũng như tài nguyên của chúng ta, có giới hạn, cần phải cân đong đo đếm hết sức dè sẻn.

Nhưng đó không phải là Thiên Chúa mà Chúa Giêsu mặc khải và thể hiện. Các Tin Mừng đã trình bày một Thiên Chúa phung phí hơn tất cả mọi tiêu chuẩn mà chúng ta không thể tưởng tượng ra nổi. Thiên Chúa trong Tin Mừng, là Đấng gieo hạt, vì Ngài có vô số hạt giống, rãi chúng ở khắp mọi nơi mà không phân biệt rãi ở đâu, trên đường, trong mương, trong bụi gai, trên đất xấu hay trên đất tốt. Hơn nữa, Đấng gieo hạt phung phí đó cũng là Thiên Chúa tạo dựng, là Thượng đế đã tạo dựng và tiếp tục tạo dựng hàng trăm tỉ thiên hà và hàng tỉ tỉ con người. Và Thiên Chúa hoang phí này cho chúng ta một lời mời không bao giờ tận: Hãy đến với nước này, không cần mang theo tiền bạc, không cần công trạng, vì ơn Chúa dồi dào, có sẵn, và cho không như dưỡng khí chúng ta thở.
Tin Mừng thánh Luca kể lại một lần thánh Phêrô, ngay sau khi dành cả đêm lênh đênh trên biển mà không bắt được con cá nào, thì được Chúa bảo hãy cất lưới một lần nữa, và lần này thu được một lưới đầy cá đến nỗi gần chìm cả hai thuyền. Và Phêrô đã sấp mình thú nhận mình là kẻ tội lỗi. Nhưng, đoạn Tin Mừng đã làm rõ rằng, đây không phải là phản ứng đúng đắn trước một sự quá đỗi dồi dào. Phêrô đã sợ hãi không đúng, ông muốn sự quá đỗi dồi dào đó tránh ông ra vì ông bất xứng, trong khi đó những gì Chúa Giêsu muốn ở ông là khi ông đối diện với sự quá đỗi dồi dào đó, là hãy đi vào thế gian và chia sẻ nó với người khác ân sủng không tưởng tượng nổi này.

Sự dồi dào của Thiên Chúa, là để dạy chúng ta rằng, trước ân sủng vô hạn này, chúng ta đừng bao giờ khước từ tha tội cho bất cứ ai.

፨ ፨ ፨ ፨ ፨ ፨ ፨ ፨ ፨ ፨ ፨ ፨ ፨ ፨ ፨ ፨ ፨ ፨ ፨ ፨ ፨ ፨ ፨

OUR TIMIDITY IN THE FACE OF GOD’S ABUNDANCE
My youth had both its strengths and its weaknesses. I grew up on a farm in heart of the Canadian prairies, a second-generation immigrant. Our family was a large one and the small farm we lived on gave us enough to live on, though just enough. There were never any extras. We were never hungry or genuinely poor, but we lived in a conscriptive frugality. You were given what you needed, but rarely anything extra. You got just one portion of the main course at a meal and one dessert because these had to be measured out in a way that left enough for everyone. And I lived happily inside that, taking for granted that this was the way life was meant to be, assuming that all resources are limited and you shouldn’t ever be asking for or taking more than what’s necessary.

And such a background has its strengths: You grow into adulthood with the sense that there’s no free lunch, you need to earn what you eat. You know too that you shouldn’t be taking more than your share because the goods of this world are limited and meant to be shared with everyone. If you take more than your share, than there won’t be enough for everyone. Resources are limited, so if anyone gets too much, someone gets too little.

But such an upbringing also has its downside: When everything has to be measured-out to ensure that there’s enough for everyone and you live with the underlying fear that there might not be enough, you can easily end-up with a sense of scarcity rather than of abundance and an inclination towards stinginess rather than generosity.

A mindset of scarcity rather than of abundance debilitates us in several ways: First, it tends to leave us standing before life’s abundance too timid to celebrate life with any exuberance. Life is too equated with frugality and you are forever haunted by guilt in the face of life’s goodness and especially before any experience of luxury, not unlike the discomfort felt by Jesus’ disciples when they are face to face with a prodigal woman lavishly anointing Jesus’ feet with expensive perfume. Inside a mindset of scarcity there’s the perennial temptation to falsely idealize suffering and poverty and have them replace grace and abundance as God’s real gift to us. More crippling still is the fact that a sense of scarcity too often gives us a concept of a God who is limited and who is frugal rather than prodigal. But that isn’t the God of Jesus.

Allow me just one, rather pointed, illustration: A seminary professor whom I know shares this story. He’s been teaching seminarians for many years and in recent years, when teaching about the sacrament of penance, is frequently asked this question, often as the first question in the class: “When can I refuse absolution? When do I not grant forgiveness?” The anxiety expressed here is not, I believe, triggered by a need for power but by a very sincere fear that we have to be rather scrupulous in handing out God’s mercy, that we shouldn’t be handing out cheap grace. And, undergirding that fear, I believe, is the unconscious notion that God too works out of a sense of scarcity rather than of abundance, and that God’s mercies, like our own resources, are limited and need to be measured out very sparingly.

But that’s not the God whom Jesus incarnated and revealed. The Gospels rather reveal a God who is prodigal beyond all our standards and beyond our imagination. The God of the Gospels is the Sower who, because he has unlimited seeds, scatters those seeds everywhere without discrimination: on the road, in the ditches, in the thorn bushes, in bad soil, and in good soil. Moreover that prodigal Sower is also the God of creation, that is, the God who has created and continues to create hundreds of billions of galaxies and billions and billions of human beings. And this prodigal God gives us this perennial invitation: Come to the waters, come without money, come without merit because God’s gift is as plentiful, available, and as free as the air we breathe.

The Gospel of Luke recounts an incident where Peter, just after he had spent an entire night fishing and had caught nothing, is told to cast out his net one more time and, this time, Peter’s net catches so many fish that the weight of the catch threatens to sink two boats. Peter reacts by falling on his knees and confessing his sinfulness. But, as the text makes clear, that’s not the proper reaction in the face of over-abundance. Peter is wrongly fearful, in effect, wanting that over-abundance to go away; when what Jesus wants from him in the face of that over-abundance is to go out to the world and share with others that unimaginable grace.

What God’s over-abundance is meant to teach us is that, in the face of limitless grace, we may never refuse anyone absolution.