Thông Báo

Chứng Nhân

LOẠI BÀI VIẾT: _Tiêu điểm

BỎ Ý RIÊNG CỦA MÌNH, LƯU Ý ĐẾN CỘNG ĐOÀN

 

Vài năm về trước, một giám mục đã cáu với tôi về một bài tôi viết. Lúc đó chúng tôi đang ở trong văn phòng của ngài, và giọng ngài có vẻ hơi gay gắt: Ngài hỏi, ‘Làm sao mà cha có thể viết những thứ như thế?’ ‘Bởi nó thật.’ Tôi trả lời thẳng. Ngài cũng biết là chuyện đó thật, nhưng bây giờ, tôi nhận ra rằng, điều ngài bận tâm hơn là về nghị trình của mình: ‘Đúng, tôi biết là nó thật, nhưng như thế không có nghĩa là nên nói nó ra theo kiểu đó, nhất là trên các tờ báo Công giáo như tờ của chúng ta. Đây không phải là một lớp ở đại học hay tờ New York Times. Đây là tờ báo của giáo phận và bối cảnh này không hợp lắm để nói những chuyện như thế. Nó sẽ khiến nhiều người đọc hoang mang.’

Tôi không phải là không có tính kiêu ngạo và phản ứng bộc phát của tôi là biện minh. Ngay lập tức, trong tôi có tiếng nói rằng: ‘Tôi chỉ nói những gì có thật. Sự thật cần được nói ra. Tại sao lại sợ nghe sự thật? Chúng ta làm gì tốt cho mọi người khi che chắn họ khỏi những chuyện họ không nên nghe?’

Nhưng tôi mừng là tôi đã nuốt được sự kiêu ngạo, uốn lưỡi, và lầm bầm một lời xin lỗi không mấy thật tâm, rồi bước ra khỏi văn phòng giám mục mà không nói ra những gì tôi đã nghĩ, bởi khi đã nén lại được những cảm giác ban đầu và sau khi bình tĩnh suy nghĩ và cầu nguyện về cuộc đối thoại này, tôi nhận ra là ngài đã đúng. Mình có sự thật là một chuyện, nói ra sự thật đó ở một nơi và theo một cách hữu ích lại là chuyện khác. Không phải vô cớ mà Chúa Giêsu muốn chúng ta nói lên các chân lý của mình trong các dụ ngôn, vì theo T.S. Eliot từng nói, sự thật không thể lúc nào cũng được đón lấy toàn bộ, và thường bối cảnh và giọng điệu sẽ quyết định liệu nó có đem lại lợi ích khi được nói ra vào một thời điểm và với một người nhất định. Đơn giản, không phải lúc nào nó cũng đem lại ích lợi, không phải lúc nào nó cũng nhân từ hay trưởng thành, khi chúng ta ném thẳng sự thật vào mặt người khác.

Thánh Phaolô đã nói nhiều về điều này trong thư gởi tín hữu Roma: ‘Chúng ta, những người mạnh, phải cân nhắc về những người nhạy cảm với những chuyện như thế này. Chúng ta không được làm để thỏa lòng mình mà thôi. (Rm 15, 1)’ Như thể thánh Phaolô đang bảo một người ưu tú hãy hạ bớt một vài quan điểm và hành động minh tuệ của mình vì những người ít minh tuệ hơn. Lời khiển trách này của thánh Phaolô muốn nói đến một phân biệt căn bản có tầm quan trọng thiết yếu trong việc dạy dỗ, rao giảng và mục vụ của chúng ta, cụ thể là phân biệt giữa Giáo lý và Thần học, phân biệt giữa những gì chống đỡ và nuôi dưỡng đức tin với những gì mở rộng đức tin của người đó sao cho mang tính đồng cảm toàn thể hơn.

Giáo lý nghĩa là dạy các giáo lý căn bản, dạy cầu nguyện, dạy tín lý, làm rõ kinh thánh và các giáo huấn của xã hội, và cho mọi người một bộ khung chính thống vững vàng để hiểu đức tin Kitô của mình. Mặt khác, với thần học, những người nghiên cứu thần học thì đã học giáo lý rồi, đã biết về các tín lý và cầu nguyện, cũng như có một nền tảng chính thống vững vàng rồi. Chức năng của thần học, là mở rộng cho người học, hay cho họ các công cụ mang tính biểu tượng để hiểu đức tin của mình sao cho không còn mù mờ, lẩn khuất khiến họ e ngại dò tìm vì sợ lay động đức tin. Giáo lý và Thần học có các chức năng khác nhau, và phải được tôn trọng như nhau, bởi cả hai đều cần thiết. Cây non vừa trồng cần được bảo vệ và nuôi dưỡng nhẹ nhàng, còn cây lớn rồi thì cần được sống và vươn lên giữa những khó khăn.

Do đó, điều mà giám mục muốn nơi tôi, là một sự cẩn thận hơn với các độc giả của mình, phân biệt lớp học thần học và tạp chí hàn lâm với các bối cảnh giáo lý và nhật báo giáo hội.

Đây còn là một đòi buộc đặc biệt về nhân văn và khoan dung, ví dụ như trường hợp của linh mục khoa học triết gia Pierre Teilhard de Chardin: Khi đã lớn tuổi, đã về hưu và sức khỏe đã suy giảm, linh mục vẫn thấy mình bị Vatican ‘bịt miệng’ khi cấm không được xuất bản các suy tư thần học của mình. Nhưng, thay vì đáp lại bằng giận dữ và kiêu ngạo, cha lại phản ứng bằng khoan dung và nhân văn. Viết cho giám tỉnh dòng Tên, cha thừa nhận: ‘Tôi hoàn toàn nhìn nhận rằng, trong tình trạng hiện nay, Roma có lý do để quyết định như thế, khái niệm của tôi về Kitô giáo có thể hấp tấp hay bất toàn, nên việc phổ biến rộng hơn những suy tư của tôi có lẽ là không phù hợp. … Lá thư này là để làm anh an lòng rằng, dù cho có nhiều chuyện mà người ta cho là rõ ràng tôi bất tuân, nhưng lòng tôi kiên quyết là một người con vâng phục. Rõ ràng, tôi không thể bỏ đi cuộc truy tìm của mình, cuộc truy tìm đã đẩy tôi vào trong một thảm họa nội tâm và trong sự bất tín với ơn gọi mà tôi trân quý nhất, nhưng tôi đã thôi không phổ biến các tư tưởng của tôi nữa, và tôi giữ mình không tìm thêm thấu suốt riêng sâu hơn nữa.’

Nhận ra tầm quan trọng của sự nhạy cảm đối với cách nói và thời điểm nơi chốn nói ra, chính Chúa Giêsu đã dạy chúng ta rằng: ‘Hãy nói bằng dụ ngôn.’

Ron Rolheiser

፨ ፨ ፨ ፨ ፨ ፨ ፨ ፨ ፨ ፨ ፨ ፨ ፨ ፨ ፨

SENSITIVE TO COMMUNITY, BEYOND OURSELVES

Some years ago I was challenged by a Bishop regarding an article I’d written. We were talking in his office and the tone eventually got a little testy: “How can you write something like that?” he asked. “Because it’s true,” was my blunt reply. He already knew it was true, but now, realizing that he became more aware of his real agenda: “Yes, I know it’s true, but that doesn’t mean it should be said in that way in a Catholic newspaper like ours. This isn’t a university classroom or the New York Times. It’s a diocesan newspaper and that’s not the best context within which to say something like that. It will confuse a lot of readers.”

I’m not immune to pride and arrogance and so my spontaneous reaction was defensive. Immediately there were certain voices in me saying: “I am only saying what’s true. The truth needs to be spoken. Why are you afraid to hear the truth? Are we really doing people a favor by shielding them from things they’d rather not hear?”

But I’m glad I swallowed my pride, bit my tongue, muttered a half-sincere apology, and walked out of his office without saying any of those things out loud because, after my initial feelings had subsided and I’d had a more sober and prayerful reflection on our conversation, I realized he was right. Having the truth is one thing, speaking it in a place and a manner that’s helpful is quite another. It’s not for nothing that Jesus challenged us to speak our truth in parables because truth, as T.S. Eliot once quipped, cannot always be swallowed whole and the context and tone within which it is spoken generally dictate whether it’s helpful or not to speak it at a given time or to a given person. Simply put, it isn’t always helpful, or charitable, or mature, to throw a truth into someone’s face.

St. Paul says as much in his Epistle to the Romans in words to this effect: We who are strong must be considerate of those who are sensitive about things like this. We must not just please ourselves. (Romans 15, 1) That can come across as patronizing as if Paul were telling a certain elite to tone down some of their enlightened views and actions for the sake of those who are less enlightened, but that’s not what’s at stake here. Undergirding this kind of admonition is a fundamental distinction that’s critically important in our teaching, preaching, and pastoral practice, namely, the distinction between Catechesis and Theology, the distinction between nurturing and shoring-up someone’s faith as opposed to stretching someone’s faith so as to make it more universally compassionate.

Catechesis is meant to teach doctrine, teach prayers, teach creeds, clarify biblical and church teachings, and give people a solid, orthodox framework within which to understand their Christian faith. Theology, on the other hand, presupposes that those studying it are already catechized, that they already know their creeds and prayers and have a solid, orthodox foundation. Theology’s function, among other things, is then to stretch its students in function of giving them the symbolic tools with which to understand their faith in a way that leaves no dark, hidden corners into which they are afraid to venture for fear of shaking their faith. Catechesis and Theology have different functions and must respect each other since both are needed: Young seedling plants need to be protected and gently nurtured; just as older, mature plants have to be given the wherewithal to live and thrive inside all the environmental challenges in which they find themselves.

Thus the challenge coming to me from the bishop was, in effect, to be more careful with my audience so as to distinguish theology classrooms and academic periodicals from catechetical situations and church newspapers.

It carried too a special challenge to humility and charity, such as was, for example, shown by the scientist-philosopher, Pierre Teilhard de Chardin: Elderly, retired, and in declining health, he still found himself “silenced” by the Vatican in that we have forbidden to publish his theological thoughts. But, rather than reacting with anger and arrogance, he reacted with charity and humility. Writing to his Jesuit Provincial acknowledges needs beyond his own: “I fully recognize that Rome may have its own reasons for judging that, in its present form, my concept of Christianity may be premature or incomplete and that at the present moment its wider diffusion may, therefore, be inopportune. … [This letter] is to assure you that, in spite of any apparent evidence to the contrary, I am resolved to remain a child of obedience. Obviously, I cannot abandon my own personal search – that would involve me in an interior catastrophe and in disloyalty to my most cherished vocation, but I have ceased to propagate my ideas and am confining myself to achieving a deeper personal insight into them.”

Recognizing the importance of sensitivity as to where and how we speak the truth, Jesus advises: “Speak your truth in parables.”