Theo bản tính con người biết rằng có quy luật nào đó mà con người phải sống theo. Con người cũng biết rằng con người muốn sống hạnh phúc vượt ra ngoài bóng tối của sự nghi ngờ. Khi con người sa ngã, chúng ta thường cảm thấy sự căng thẳng giữa luật tự nhiên và và nhu cầu nội tâm về sự hạnh phúc.
Trong thế giới ngày nay, có nhiều lý thuyết luân lý cố gắng trình bày vấn đề này bằng cách tách rời sự tự do với sự thật, tách rời các hành vi thật của con người với tình trạng luân lý, hoặc thậm chí bằng cách biện hộ cái ác thuộc bản chất vì “lương tâm” của mình bỏ qua điều đó, hoặc vì điều đó “phù hợp” với văn hóa phát triển của mình.
Các vấn đề này cho thấy hai phương diện rất thú vị và căn nguyên trong tính cách của con người: (1) con người không ngơi ngỉ, luôn lo lắng tìm câu trả lời tiếng gọi đó, mời chào họ, dù họ có nhận biết hành động sáng tạo của Thiên Chúa trong cuộc đời họ hay không; và (2) con người cũng cần nhận biết (ít nhất là mặc nhiên) rằng họ cũng biết cần thiết hoàn tất luật tự nhiên để biện minh cho vị trí của mình, chứng tỏ rõ ràng rằng mỗi con người đều biết trong sâu thẳm lòng mình về nhu cầu sống luân lý tốt, đó là vấn đề chính của bản chất con người.
Nhưng để đánh giá việc sống theo luật tự nhiên có nằm trong sự tự do của con người hay không, trước tiên chúng ta phải cân nhắc: tự do của con người để làm gì, và làm sao lương tâm của con người tác dụng để xác định điều gì họ sẽ tự do chọn lựa? Sự thật về luân lý chỉ tương đối hay là lương tâm là một thẩm phán đối với tiêu chuẩn vũ trụ? Nếu Thiên Chúa tạo dựng con người giống hình ảnh Ngài, chắc chắn luật tự nhiên được viết trong tâm hồn họ để chỉ cho chúng ta biết thực tế cơ bản: con người được tạo dựng để hưởng hạnh phúc, điều này có thể đạt được nếu con người sử dụng sự tự do của mình để sống theo sự thật.
Trong thế giới ngày nay, có nhiều lý thuyết thần học phân biệt hành động của con người với tình trạng luân lý, “tách rời tự do của con người với mối quan hệ thiết yếu và cấu thành đối với sự thật”.
Thánh GH Gioan Phaolô II viết: “Thật vậy, có điều gì đó nghiêm trọng đã xảy ra: con người không còn tin rằng chỉ trong sự thật thì con người mới có thể tìm được Ơn Cứu Độ. Sức mạnh cứu độ của sự thật được tranh luận, và sự tự do bị bật gốc khỏi tính khách quan và bị bỏ mặc để nó tự quyết định điều gì tốt hay xấu”.
Loại tâm tính này trái ngược với con người, vì Thiên Chúa đã tạo dựng họ theo tình yêu hoàn hảo và đúng trật tự. Ngài là Sự Thật, Ngài muốn chúng ta hạnh phúc, con người được tạo nên để sống hạnh phúc nếu sống trong sự viên mãn theo mục đích của Ngài, chọn cách hành động theo trật tự đúng của luật tự nhiên. Rõ ràng các hành động nào đó không góp phần bù đắp vào luân lý của con người vì chúng là “tiền luân lý” (pre-moral) và không hợp với các giáo huấn của Đức Kitô hoặc Giáo Hội: “Căn cứ vào điều này, chúng ta nhận ra rằng chúng ta biết Thiên Chúa: là chúng ta tuân giữ các điều răn của Người. Ai nói rằng mình biết Người mà không tuân giữ các điều răn của Người, đó là kẻ nói dối, và sự thật không ở nơi người ấy. Còn hễ ai giữ lời Người dạy, nơi kẻ ấy tình yêu Thiên Chúa đã thực sự nên hoàn hảo. Căn cứ vào đó, chúng ta biết được mình đang ở trong Thiên Chúa. Ai nói rằng mình ở lại trong Người, thì phải đi trên con đường Đức Giêsu đã đi” (1 Ga 2:3-6). Cả linh hồn và thể lý, con người phải sống những gì mình tin, chứ không chỉ biết điều đó. Thật vậy, thân xác và linh hồn không thể tách rời: trong con người, trong ý muốn và trong hành động thận trọng, chúng cùng đứng hoặc cũng ngã.
Điều này rất phù hợp khi cân nhắc rằng có những hành động theo bản chất là trái ngược với con người, do đó nó là xấu về bản chất. Chẳng hạn, chỉ có Thiên Chúa làm chủ sự sống, và chỉ một mình Ngài được tôn thờ. Các Kitô hữu thời kỳ đầu biết rằng việc cúng tế tà thần là xấu về bản chất, và cũng có nhiều người từ chối nên họ chịu tử vì đạo. Họ từ chối giả vờ thờ cúng như vậy, nêu gương về bổn phận kiềm chế thể hiện hành động đối lập với Thiên Chúa và đức tin. Sự nhận thức về sự thật luân lý khách quan này, theo luật tự nhiên được viết trong tâm hồn mỗi người, là điều cốt lõi về cách con người sinh hoa kết quả bằng cách chọn điều tốt, do đó mà đạt được hạnh phúc tối hậu.
Những người từ chối nhận biết nhu cầu cơ bản về luân lý khách quan này và không dám từ bỏ mình, lúc đó họ trở nên chủ nhân của luân lý và sự thật của mình. Cách suy nghĩ phổ biến như vậy dẫn tới từ chối, đối lập với Kinh Thánh và các giáo huấn của Giáo Hội. Con người không thể là thần linh của mình, vì con người chỉ là thụ tạo, được tạo dựng theo hình ảnh của Thiên Chúa.
Thánh Gioan nói: “Quả thật, trong Đức Kitô Giêsu, cắt bì hay không cắt bì đều không có giá trị, chỉ có đức tin hành động nhờ đức ái” (Gl 5:6).
Đức tin đích thực của Kitô giáo “không chỉ là một số lời đề nghị chấp nhận với sự tán thành của lý trí” mà là “cách nhận biết Đức Kitô sống động, ghi nhớ các giới răn của Ngài, và sống sự thật”. Mối quan hệ mạnh mẽ này với Chúa Giêsu là cốt lõi luân lý đối với con người. Đức tin không linh hồn đơn độc xa lạ với các hành động của cơ thể: “Đức tin là một quyết định liên quan sự hiện hữu của con người. Đó là một cuộc gặp gỡ, một cuộc đồi thoại, một cuộc giao tiếp của tình yêu và sự sống giữa người tin (tín hữu) và Đức Giêsu Kitô, Đấng là Con Đường, là Sự Thật và là Sự Sống” (Ga 14:6).
Trong Đức Kitô, chúng ta được giải thoát khỏi tội lỗi, có sức mạnh để quyết định chọn điều tốt để phục hồi chúng ta. Bằng cách nhận thức sự thật, lương tâm của chúng ta có thể dẫn chúng ta tời hạnh phúc mà chúng ta khao khát đạt được sự viên mãn của con người được tạo dựng theo hình ảnh của Thiên Chúa. Lúc đó, chúng ta có thể thực sự hành động với sự tự do, theo ý Chúa, để bạn sẽ biết sự thật, và sự thật sẽ làm cho bạn tự do.
TRẦM THIÊN THU (Chuyển ngữ từ IgnitumToday.com)