Trong số Mười Điều răn, có một điều bắt đầu bằng chữ ‘Giữ’ Giữ ngày chúa nhật. Nó nhắc cho chúng ta nhớ về một điều mình đã biết. Có các giới răn của lòng thương xót ghi sẵn trong DNA của chúng ta. Chúng ta đã biết, nhưng cần phải nhớ rõ ràng hơn. Đó là gì?
Mười Điều răn của Lòng thương xót
1* Nhớ rằng lòng thương xót nằm sâu thẳm nhất trong trái tim Thiên Chúa.
Hiếm có điều nào thể hiện yếu tính Thiên Chúa hơn là lòng thương xót. Lòng thương xót là yếu tính của Thiên Chúa. Kinh thánh dùng những từ ngữ như trìu mến yêu thương và cảm thương để cố gắng định nghĩa lòng thương xót Chúa, nhưng khái niệm kinh thánh trọng tâm, nắm bắt từ khái niệm hesed của Do Thái, bao hàm một mối quan hệ yêu thương, ôm lấy và tha thứ ngay cả khi và nhất là khi chúng ta không thể vươn đến hay xứng đáng với những gì Chúa ban cho chúng ta.
2* Nhớ rằng lòng thương xót là yếu tính của mọi tôn giáo.
Bên trong tôn giáo và linh đạo, bên trong mọi đức tin, có ba điều cần phải nằm ở vị trí trọng tâm, là hành đạo đúng hợp, vươn đến người nghèo, và lòng cảm thương. Xét tận cùng, chúng không đối nghịch nhau, nhưng là những mảnh bổ trợ của một lòng đạo toàn diện. Nhưng việc hành đạo và vươn đến người nghèo là sự mở rộng của tình yêu Thiên Chúa chứ không phải của bản ngã con người, chúng cần được căn cứ trên cảm thương, trên lòng thương xót. Sâu thẳm bên trong mọi tôn giáo là một lời mời: Hãy động lòng thương, hãy thương xót như Thiên Chúa thương xót.
3* Nhớ rằng tất cả chúng luôn mãi cần lòng thương xót.
Thiên đàng sẽ nhảy mừng vì một người có tội ăn năn hoán cải hơn là vì chín mươi chín người công chính. Liệu Thiên Chúa yêu mến người có tội hơn là người công chính? Chẳng có ai là công chính. Đúng hơn là, chúng ta cảm nhận được tình yêu Thiên Chúa rõ ràng hơn khi thú nhận mình là người có tội. Không một ai trong chúng ta đủ tầm. Nhưng, như thánh Phaolô đã không ngừng dạy rằng, chúng ta không cần phải đủ tầm. Đó chính là ý nghĩa của lòng thương xót. Lòng thương xót dành cho những người không xứng đáng.
4* Nhớ rằng, khi được nhận lòng thương xót, chúng ta phải thương xót người khác.
Chúng ta chỉ đón nhận và cảm kích lòng thương xót của Chúa và của người khác, khi chúng ta cũng thực hiện lòng thương xót đó với người khác. Lòng thương xót phải đổ tràn qua chúng ta. Nếu chúng ta không chuyển lòng thương xót đến với người khác, thì chúng ta sẽ trở nên nuông chiều bản thân và khắc nghiệt với người khác.
5* Nhớ rằng chỉ có thực hành lòng thương xót mới cho chúng ta tự do.
Đón nhận và trao đi lòng thương xót, là điều duy nhất giải thoát chúng ta khỏi chiều hướng bẩm tại của mình là mưu cầu bản thân, tự bào chữa cho mình và phán xét người khác. Không có gì giải thoát chúng ta khỏi bạo chúa bản ngã cho bằng thực hành lòng thương xót.
6* Nhớ rằng lòng thương xót không mâu thuẫn với công lý, nhưng là thành toàn cho công lý.
Như hồng y Walter Kasper đã nói rất khôn ngoan, ‘Lòng thương xót là một dạng nước làm mềm vải, xói mòn giáo lý và giới răn, xóa bỏ ý nghĩa trọng tâm và nền tảng của chân lý.’ Đây chính là những gì mà người Pharisiêu cáo buộc Chúa Giêsu. Lòng thương xót là khi công lý phải nhường bước.
7* Nhớ rằng chỉ có thực hành lòng thương xót mới làm cho Nước Chúa trị đến.
Chúa Giêsu hứa với chúng ta rằng người hiền lành sẽ thừa hưởng địa cầu, người nghèo sẽ được ăn uống dư dật, và mọi nước mắt sẽ được lau khô. Chuyện này chỉ có thể xảy ra khi lòng thương xót thế chỗ của tư lợi.
8* Nhớ rằng lòng thương xót cần phải được thực hành chung.
Sống lòng thương xót trong đời mình mà thôi, thì không đủ. Lòng thương xót bị đẩy ra ngoài rìa khi xã không để tâm đủ đến những con người yếu đuối hay túng quẫn, và cũng bị đẩy ra rìa khi giáo hội xét đoán. Chúng ta phải tạo một xã hội thương xót và một giáo hội thương xót. Chỉ mình lòng thương xót mới có thể cho người yếu đuối được sống.
9* Nhớ rằng lòng thương xót kêu gọi chúng ta làm việc cả mặt thiêng liêng lẫn vật chất.
Đức tin Kitô giáo đòi buộc chúng ta biểu lộ lòng thương xót song song, vừa cụ thể vừa thiêng liêng. Những việc làm lòng thương xót phần xác kinh điển là: Cho kẻ đói ăn, cho kẻ khát uống, cho khách đậu nhà, cho kẻ rách rưới ăn mặc, viếng người bệnh, thăm kẻ tù rạc, và chôn cất kẻ chết. Những việc thương xót phần hồn kinh điển là: dạy bảo kẻ mê muội, an ủi kẻ âu lo, răn dạy kẻ có tội, tha kẻ dễ ta, nhịn kẻ mất lòng ta, cầu cho kẻ sống và kẻ chết. Thiên Chúa ban cho chúng ta nhiều ơn khác nhau và tất cả chúng ta đều hơn người khác ở một điểm nào đó, nhưng lòng thương xót thì được biểu lộ trong mỗi một người chúng ta, không chừa một ai.
10* Nhớ rằng cuộc sống của chúng ta là đối thoại giữa lòng thương xót của Thiên Chúa và sự yếu đuối của con người.
Điều duy nhất làm chúng ta xứng đáng là vì chúng ta bất xứng. Chúng ta luôn mãi bất toàn, dù cho có mạnh mẽ, chân thành, thiện ý đến đâu chăng nữa. Chỉ có lòng thương xót, khi đón nhận và trao đi lòng thương xót, chúng ta mới có thể ra khỏi những lo lắng, băn khoăn và vô vị cuộc đời mình. Chỉ khi biết lòng thương xót, chúng ta mới biết tri ân.
Năm 2016, Đức Giáo hoàng Phanxicô muốn tất cả chúng ta sống một năm của lòng thương xót, để suy ngẫm mầu nhiệm lòng thương xót là ‘giếng nước niềm vui, thanh thản và bình an.’ Đức Giáo hoàng tin rằng Lòng thương xót là bí mật để cho thế giới thấy dung nhan đáng tin của Thiên Chúa, gương mặt khả tín của Giáo hội, và để cho chúng ta bước đi vững vàng trong cuộc sống.
Fr. Ronald Rolheiser
፨ ፨ ፨ ፨ ፨ ፨ ፨ ፨ ፨ ፨ ፨ ፨ ፨ ፨ ፨
The Ten Commandments of Mercy
Among the Ten Commandments, one begins with the word “remember”: Remember to keep holy the Sabbath day”. It reminds us to recall something we already know. There are commandments of mercy written into our very DNA. We already know them, but we need to remember them more explicitly. What are they?
The Ten Commandments of Mercy:
1* Remember that mercy lies deepest in God’s heart.
Few things so much approximate the essence of God as does mercy. Mercy is God’s essence. Scripture uses words such as loving-kindness and compassion to try to define what constitutes God’s mercy, but the central biblical concept, captured in the Hebrew concept of hesed, connotes a relationship that loves, embraces, and forgives even when, and especially when, we cannot measure up or deserve what’s given us
2* Remember that mercy is the essence of all true religion.
Inside religion and spirituality, within all faiths, three things try to lay claim to what’s central: proper religious practice, outreach to the poor, and compassion. Ultimately they are not in opposition, but complementary pieces of one religious whole. But for religious practice and outreach to the poor to be an extension of God’s love and not of human ego, they need to be predicated upon compassion, mercy. Deepest inside of every religion is the invitation: Be compassionate, merciful, as God is compassionate.
3* Remember that we all stand forever in need of mercy.
There is more rejoicing in heaven over one sinner who converts than over ninety-nine righteous persons. Does God love sinners more than the righteous? There are no righteous persons. It’s rather that we feel God’s love more when we admit that we’re sinners. None of us ever measure up. But, as St. Paul so consolingly teaches, the whole point is that we don’t have to measure up. That’s what mercy means. It’s undeserved, by definition.
4* Remember that, having received mercy, we must show mercy to others.
We only receive and appropriate God’s mercy and the mercy of others when we extend that same mercy to others. Mercy has to flow through us. If we don’t extend it to others we become self-indulgent and too harsh on others.
5* Remember that only the practice of mercy sets us free.
Receiving and giving mercy is the only thing that frees from our congenital propensity to self-seek, self-justify, and judge others. Nothing frees us more from the tyranny of ego than does the practice of mercy.
6* Remember that mercy is not opposed to justice, but is its fulfillment.
Mercy, as Walter Kasper so aptly puts it, is not “a kind of fabric softener that undermines the dogmas and commandments and abrogates the central and fundamental meaning of truth.” That’s the accusation the Pharisees made against Jesus. Mercy is where justice is meant to terminate.
7* Remember that only the practice of mercy will make God’s Kingdom come.
Jesus promised us that someday the meek will inherit the earth, the poor will eat plentiful, rich food, and all tears will be wiped away. That can only happen when mercy replaces self-interest.
8* Remember that mercy needs too to be practiced collectively.
It is not enough for us to be merciful in our own lives. Mercy is marginalized in a society that doesn’t sufficiently attend to those who are weak or needy, just as it is marginalized in a church that is judgmental. We must create a society that is merciful and a church that is merciful. Mercy, alone, enables the survival of the weakest.
9* Remember that mercy calls us to do works both spiritual and physical.
Our Christian faith challenges us to perform mercy in a double way, corporeally and spiritually. The classic corporal works of mercy are: Feed the hungry, give drink to the thirsty, shelter the homeless, cloth the naked, visit the sick, visit the imprisoned, and bury the dead. The classic spiritual works of mercy are: instruct the ignorant, counsel the doubtful, comfort the afflicted, admonish the sinner, forgive offenses, bear wrongs patiently, and pray for the living and the dead. God has given us different gifts and all of us are better at some of these than at others, but mercy is manifest in all of them.
10* Remember that our lives are a dialogue between God’s mercy and our weaknesses.
The only thing at which we are adequate is being inadequate. We are forever falling short at something, no matter the strength of our sincerity, good intention, and willpower. Only mercy, receiving it and giving it, can lead us out of the choppy waters of our own anxieties, worry, and joylessness. Only in knowing mercy do we know gratitude.
In 2016, Pope Francis has asked us all to live a year of mercy, to contemplate the mystery of mercy “as a wellspring of joy, serenity, and peace.” Mercy, he believes, is the secret to putting a credible face to God, to putting a credible face to our churches, and to walking with steadiness inside our own lives.