Thông Báo

Chứng Nhân

LOẠI BÀI VIẾT: _Tiêu điểm

Đức Giáo Hoàng Trên TED Talk: ‘Chúng Ta Cùng Nhau Xây Dựng Tương Lai’

Đức Giáo Hoàng Thực Hiện Bài Nói Trên TED Talk: ‘Chúng Ta Cùng Nhau Xây Dựng Tương Lai’

Vatican, 26/04/2017 (MAS) – Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã thực hiện một phong cách mới trong cách mà Ngài truyền tải thông điệp của Ngài, khi lần đầu tiên có một chương trình TED Talk Giáo Hoàng lên sóng.

TED là một tổ chức phi lợi nhuận dành để lan toả ý tưởng dưới hình thức các bài nói ngắn. Chương trình bắt đầu vào năm 1984 như một hội thảo nói về Công Nghệ, Giải Trí và Thiết Kế (TED), ngay nay mang lại nhiều bài nói từ nhiều diễn giả khác nhau – trừ các giáo hoàng. Cho đến hôm nay.

Những người theo dõi Hội Thảo thường niên của TED tại Vancouver đã được hứa hẹn một “nhân vật tầm cỡ thế giới” đầy kinh ngạc, một người sẽ thực hiện một thông điệp 18 phút trên chủ đề của buổi hội thảo, “Bạn Của Tương Lai”, cùng với siêu sao quần vợt, Serena Williams, chủ doanh nghiệp Elon Musk, và kiện tướng cờ vua, Garry Kasparov.

Nhưng không ai mong đợi là nhìn thấy diện mạo của Đức Giáo Hoàng xuất hiện trên màn hình.

“Tôi rất thích chủ đề này – ‘Bạn Của Tương Lai’, Đức Giáo Hoàng Phanxicô bắt đầu, “vì, trong khi nhìn vào tương lai, nó mời gọi chúng ta mở ra cho một cuộc đối thoại ngày nay, nhìn vào tương lai qua một ‘ngôi vị bạn’…Tương lai được tạo thành bởi các ngôi vị bạn…vì cuộc sống chảy tràn từ các mối quan hệ của chúng ta với người khác”.

Nói theo phong cách chính hiệu cá nhân và không trang trọng của Ngài, Đức Giáo Hoàng nhắc nhớ chúng ta về “mọi thứ liên hệ với nhau thế nào” và về “cuộc sống là về những mối liên hệ là thế nào”. “Không ai trong chúng ta lại là một ‘cái Tôi’ tự mình và độc lập cả”, Ngài nói. “Chúng ta chỉ có thể xây dựng tương lai bằng cách đứng với nhau, bao gồm hết mọi người”.

Thông điệp thứ hai của Ngài liên quan đến “việc giáo dục con người đến một tình liên đới thật sự” để vượt thắng “nền văn hoá lãng phí” vốn đặt sản phẩm làm trung tâm của hệ thống kinh tế kĩ thuật, thay vì con người. “Người khác có một diện mạo”, Ngài nói, “Con người ‘bạn’…là một người cần phải chăm sóc”.

Đức Giáo Hoàng minh hoạ quan điểm của Ngài bằng việc trích dẫn lời Mẹ Teresa và dụ ngôn Người Samari Nhân Hậu, trước khi tiếp tục nói về Niềm Hy Vọng – điều mà Ngài mô tả như là “một hạt giống khiêm tốn, âm thầm của cuộc sống mà, với thời gian, sẽ phát triển thành một cây lớn”. “Một cá nhân đơn độc thì đủ để cho niềm hy vọng tồn tại”, Ngài nói. “Và cá nhân ấy có thể là bạn”.

Thông điệp thứ ba và sau cùng của Đức Giáo Hoàng Phanxicô được dành cho điều mà Ngài gọi là “cuộc cách mạng của sự dịu dàng”. Sự dịu dàng có nghĩa là “ở cùng một mức độ với người khác”, Ngài nói. Đó không phải là sự yếu đuối, mà là sức mạnh: “con đường của tình liên đới…của sự khiêm nhường”. Và qua sự khiêm nhường, ngay cả quyền lực cũng trở thành một sự phục vụ và một lực lượng mãi mãi.

Đức Giáo Hoàng kết thúc bằng việc khẳng định rằng tương lai của nhân loại không phải là trong tay những chính trị gia hay các tập đoàn lớn mà là, hầu như tất cả, ở trong tay của những người “biết nhận ra người khác là một ‘bạn’ và chính bản thân họ là một phần của cái ‘chúng ta’”.

Bởi vì: “Tất cả chúng ta đều cần nhau”.

Âu Dương Duy (Theo Vatican Radio)