Thông Báo

Chứng Nhân

LOẠI BÀI VIẾT: _Tiêu điểm

VINH DANH MỘT THIÊN CHÚA PHONG PHÚ VÀ HOANG PHÍ

 

Có một xu hướng đáng lo trong lòng các giáo hội ngày nay. Đơn giản là, chúng ta đang thấy các giáo hội của chúng ta càng ngày càng thu hẹp. Càng ngày các giáo hội càng đòi hỏi một sự thuần nhất và độc quyền mà Chúa Giêsu không đòi hỏi trong Tin Mừng.

Thật vậy, từ “gồm cả- inclusivity” thường bị loại bỏ ngay và thường bị xem như một phần của cái gọi là “Tôi là người sống tâm linh nhưng không có tôn giáo”, xem như việc bao gồm là một kiểu tầm thường, một kiểu giống như phong trào New-Age, hơn là một đòi hỏi trọng tâm của chính tinh thần môn đệ Kitô giáo.

Gồm cả nghĩa là gì? Chúng ta có thể bắt đầu bằng việc xem xét từ “Công giáo”. Đối lập với “Công giáo” không phải là “Tin Lành”. Đối lập với “Công giáo” là hẹp hòi, loại trừ, và mang não trạng chọn lọc quá đáng. Đối lập với “Công giáo” là khẳng định đức tin kiểu gia tộc của chúng ta một cách quá sức hẹp hòi. “Công giáo” nghĩa đúng là rộng rãi, và cho tất cả mọi người. Là hiện thân cho vòng tay của một Thiên Chúa phong phú và hoang phí, đấng ban mặt trời để chiếu tỏa trên tất cả mọi người, không phân biệt kẻ xấu người tốt. Chúa Giêsu đã xác định điều này khi ngài nói: “Trong nhà Cha Ta có nhiều chỗ ở.” Trái tim Thiên Chúa rộng rãi, dư dật, hào phóng đến mức phung phí, mở ra ôm lấy mọi người, một quả tim săn sóc cho “những con chiên không thuộc đàn này”. Là người “Công giáo” là phải noi theo gương đó.

Trong Tin Mừng, chúng ta thấy Chúa Giêsu lưu tâm đến chuyện bao gồm mọi người nhiều hơn cả chuyện thuần nhất và xứng đáng. Ngài kết giao và dùng bữa với các tội nhân mà không đòi hỏi họ phải có các điều kiện đạo đức cần có để được xem là xứng đáng đứng trước mặt Ngài. Các môn đệ của Ngài, cũng như các giáo hữu chân thành tốt bụng ngày nay, vì xem họ không xứng đáng nên luôn luôn muốn đẩy họ ra khỏi Chúa, nhưng Chúa Giêsu luôn luôn phản đối, nói rằng Ngài không cần kiểu bảo vệ đó, và Ngài thực sự muốn tất cả họ đến với Ngài: Hãy để họ đến cùng Ta! Thật vậy, lời mời gọi đó của Chúa Giêsu vẫn còn: Hãy để họ, tất cả họ đến với Ta!

Chúng ta cần phải rộng rãi hơn nữa. Tôi nhấn mạnh điều này vì ngày nay gia đình đức tin của chúng ta đang co rút lại, thay vì tiếc cho lòng thương cảm đã mất tính toàn vẹn, chúng ta lại thầm vui mừng vì điều đó. Thật là thoát nợ: dù gì thì họ chẳng còn là Kitô hữu thật sự nữa! Hay, nói theo kiểu một vài nhà bình luận Công Giáo, họ là những tín hữu Công giáo kiểu tùy tiện, chọn phần nào trong Tin Mừng họ thích và biến Đạo Công Giáo phong phú thành một kiểu Công Giáo hời hợt.

Một đánh giá như thế, mặc dù thật tâm và có ý hướng tốt, nhưng nó cần được xem xét lại ở hai điểm lớn này: Điểm thứ nhất, một đánh giá như thế làm cho người phát ngôn nó dễ bị công kích hơn. Ai là người Công giáo thật sự và giữ đạo trọn vẹn trong thực tế? Vài năm về trước, ban giám hiệu của một trường Công giáo Roma có nhờ tôi viết định nghĩa cho cái gọi là “người Công giáo thực”. Tôi trăn trở với việc này, xem xét các định nghĩa cổ điển và cuối cùng rút ra được một ít quy luật gọi là. Và tôi mở đầu định nghĩa đó bằng câu mở đầu: Chỉ có Chúa Giêsu và Mẹ Maria là hai người Công giáo trọn vẹn. Tất cả mọi người khác, không trừ một ai, đều không được như vậy. Chúng ta tất cả đều là những tín hữu Công giáo kiểu tùy tiện. Tất cả chúng ta điều thiếu sót, khiếm khuyết, và cách nào đó, tất cả đều sống Tin Mừng theo ý riêng mình. Tôi xin đưa ra ví dụ nổi bật nhất: Nhiều người trong chúng ta nặng về việc đi lễ và giữ đạo đức theo lối riêng, còn những đòi hỏi không khoan nhượng nhằm thực thi công chính theo Tin Mừng thì chúng ta không xem trọng. Ai là người gần Chúa Giêsu hơn? Ai là người Công giáo kiểu tùy tiện?

Câu trả lời nằm trong lương tâm thầm kín của mỗi người. Nhưng chúng ta biết rằng chẳng một ai trong chúng ta hoàn toàn đúng cả. Tất cả chúng ta còn đứng vững là nhờ sự tha thứ của Thiên Chúa và nhờ sự nhẫn nại của cộng đoàn giáo hội mà chúng ta đang sống.

Điểm thứ hai là: Thiên Chúa mà Chúa Giêsu mặc khải cho chúng ta là một Thiên Chúa phong phú vô hạn. Ngài chẳng thiếu thốn, chẳng dè xẻn lòng thương bao giờ. Như trong dụ ngôn Người gieo hạt, Thiên Chúa đã thỏa tay gieo hạt trên mọi loại đất – đất xấu, đất thường, đất tốt, đất thượng hạng. Thiên Chúa làm như thế vì tình yêu và lòng thương xót của Ngài vô hạn. Dường như Thiên Chúa chẳng bao giờ lo lắng về việc một ai đó sẽ phải đón nhận những ơn ban quá nghèo nàn mà họ không đáng phải nhận. Cũng vậy, Chúa Giêsu đoan chắc với chúng ta rằng Thiên Chúa đó thật hoang phí: Cũng như người cha nhân hậu của hai anh em người con hoang đàng, vòng tay Thiên Chúa ôm cả người lỗi lầm non nớt lẫn người già dặn nhưng còn cay đắng, hận thù. Một tôn giáo tốt đẹp cần phải trân trọng những điều như thế.

Ngày nay, ở cả hai phía tư duy, cả bảo thủ lẫn cấp tiến, tất cả chúng ta đều cần tự nhắc nhở rằng, thế nào là sống trong vòng tay của một Thiên Chúa “Công giáo” phong phú và hào phóng. Trong nhiều nghĩa khác nhau, có một nghĩa là luôn mãi mở lòng để bao gồm mọi người càng ngày càng rộng hơn. Vậy quả tim chúng ta rộng lượng đến như thế nào?

Tính loại trừ có thể ngụy trang dưới lớp bọc của sự thâm sâu và lòng khắc khoải chân lý; nhưng rồi nó sẽ tự bóc trần, vì nó không thể nào giải quyết được tính mập mờ và tách biệt, tê cứng và hãi sợ, như thử Thiên Chúa và Chúa Giêsu cần chúng ta bảo vệ. Quan trọng hơn nữa, nó quá thường tự lột mặt mình vì nó thiếu lòng thương thực sự cho những ai nằm ngoài nhóm của nó, và như thế, nó đã không tôn kính Thiên Chúa của chính nó, một Thiên Chúa dư dật và hoang phí.

Sưu tầm

፨ ፨ ፨ ፨ ፨ ፨ ፨ ፨ ፨ ፨ ፨ ፨ ፨ ፨ ፨ ፨ ፨ ፨ ፨ ፨ ፨ ፨ ፨

HONORING AN ABUNDANT AND PRODIGAL GOD
፨ ፨ ፨ ፨ ፨ ፨ ፨ ፨ ፨ ፨ ፨ ፨ ፨ ፨ ፨ ፨ ፨ ፨ ፨ ፨ ፨ ፨ ፨

There’s a disturbing trend within our churches today. Simply put, we are seeing the embrace of our churches become less-and-less inclusive. More-and-more, our churches are demanding a purity and exclusivity not demanded by Jesus in Gospels.

Indeed the very word “inclusivity” is often glibly dismissed as being part of the “I am spiritual but not religious” ethos, as if being inclusive were some kind of light-weight, New-Age, a thing rather than a central demand within Christian discipleship itself.

What does it mean to be inclusive? We can begin with the word “Catholic”: The opposite of being “Catholic” is not being “Protestant”. The opposite of “Catholic” is being narrow, exclusive, and overly selective in our embrace. The opposite of being “Catholic” is to define our faith-family too-narrowly. “Catholic” means wide, universal. It means incarnating the embrace of an abundant and prodigal God whose sun shines on all indiscriminately, the bad as well as the good. Jesus once defined this by saying: “In my father’s house there are many rooms.” God’s heart is wide, abundance, prodigal, and universally-embracing, a heart that takes care to pray for those “other sheep who are not of this fold”. To be “Catholic” is to imitate that.

In the Gospels, we see that Jesus’ passion for inclusivity virtually always trumps his concern for purity and worthiness. He associates and dines with sinners without setting any prior moral conditions that have to be met before those sinners are deemed worthy of his presence. His disciples, much like many good sincere church-people today, were forever trying to keep certain people away from him because they deemed them unworthy; but Jesus always protested that he didn’t need that kind of protection and that, indeed, he wanted them all to come to him: Let them come to me! Indeed, that is still Jesus’ call: Let them come to me, all of them!

We need to be more inclusive. I highlight this because today our faith families are shrinking and instead of us weeping empathically about this loss of wholeness we are more prone to be secretly gleeful about it: Good riddance: they weren’t real Christians anyway! Or, in the words of some Catholic commentators, they were Cafeteria-Catholics, picking and choosing which parts of the Gospel they like and turning a meaty Catholicism into Catholic-Light.

Such a judgment, however sincere and well-intentioned, needs to operate under two huge caution flags: First, such a judgment leaves the person making it rather vulnerable. Who is a true, fully practicing Catholic? Several years ago, I was asked by a Roman Catholic School Board to write a definition of what it means to be a “practicing Catholic”. I agonized over the task, examined the classical working definitions for that, and eventually produced a bit of a formula. But I prefaced the definition with this preamble: Only Jesus and Mary were fully practicing Catholics. Everyone else, without a single exception, falls short. We are all Cafeteria-Catholics. We all fall short; all have shortcomings, and all live the Gospel somewhat selectively. To cite the most salient example: Many of us bear down more on church-going and private morality, to the neglect of the non-negotiable Gospel demand apposite justice; others simply reverse this. Who’s closer to Jesus? Who’s more of a Cafeteria-Catholic?

The answer to that question lies inside the secret realm of conscience. But what we do know is that none of us gets it fully right. All of us stand in need of God’s forgiveness and all of us stand in need of the patience of our ecclesial communities.

The second caution flag is this: The God that Jesus reveals to us is a God of infinite abundance. Inside God, there is no scarcity, no stinginess, no sparing of mercy. As the parable of the Sower makes clear, this God scatters his seed indiscriminately on every kind of soil – bad soil, mediocre soil, good soil, excellent soil. God can do this because God’s love and mercy are limitlessness. God, it seems, never worries about someone receiving cheap, undeserved grace. As well, Jesus assures us that God is prodigal: Like the father of the prodigal son and his older brother, God embraces both the missteps of our immaturity as well as the bitterness and resentment within our maturity. Good religion needs to honor that.

Today, on both sides of the ideological divide, conservative or liberal alike, we need to remind ourselves of what it means to live under an abundant, prodigal, universally-embracing, and “Catholic” God. What it means, among other things, of course, is a constant stretching of the heart to an ever-wider inclusivity. How wide are our hearts?

Exclusivity can mask itself as depth and as the passion for truth; but it invariably reveals itself, in its inability to handle ambiguity and otherness, as rigidity and fear, as if God and Jesus needed our protection. More importantly, it often to reveals itself as lacking genuine empathy for those outside its own circle; and, in that, it fails to honor its own abundant and prodigal God.