Thông Báo

Chứng Nhân

LOẠI BÀI VIẾT: _Tiêu điểm

Đặt trọng tâm vào Thiên Chúa có nghĩa là gì?

Vài năm trước đây, tôi có tham dự một hội nghị tôn giáo, và được nghe một trong số các diễn giả, vốn rất có tiếng và được tôn trọng trong lãnh vực hoạt động cho người nghèo bình luận như sau: “Tôi không phải là thần học gia, nên tôi không biết ý nghĩa của việc làm từ thiện về mặt thần học như thế nào, nhưng tôi dựa trên nền tảng sau để hoạt động: Tôi làm việc với người nghèo. Phần nào đó, tôi làm việc này vì tình nhân loại, vì bản tính thương xót tự nhiên của tôi; nhưng tận cùng, động lực của tôi ở Đức Kitô. Tôi làm việc với người nghèo vì tôi là Kitô hữu. Tuy nhiên, tôi có thể làm việc như thế suốt hai hay ba năm mà không bao giờ nhắc đến Đức Kitô vì tôi tin rằng Thiên Chúa đủ cao cả để không đòi hỏi Ngài phải luôn luôn là tâm điểm lương thức của chúng ta.”

Thiên Chúa không đòi hỏi Ngài là trọng tâm lương thức của chúng ta! Có đúng vậy không? Rõ ràng lời nói này cần được làm rõ và uyển chuyển hơn. Một mặt, khi nghe lời này, chúng ta cảm thấy được nhẹ lòng, được giải thoát, vì đúng thật, gần như đa số thời gian, chúng ta không đặt Thiên Chúa vào trọng tâm chú ý của mình, và một sự thật bất di bất dịch là sẽ chẳng bao giờ chúng ta làm được như thế. Nhưng mặt khác, sự khuây khỏa chúng ta cảm nhận khi nghe những câu này lại bùng lên mạnh mẽ khi đối diện với những thách thức rõ ràng khi đọc sách thánh, các sách của giáo hội, và các ngòi bút thiêng liêng, họ cảnh báo chúng ta đừng đánh mất chính mình trong các tham vọng, dự án, lo toan, khoái lạc, và xao nhãng của thế gian này, mà hãy quy hướng đời sống lu mờ này về một chân trời rộng lớn hơn là Thiên Chúa và vĩnh cửu. Vô số các ngòi bút thiêng liêng đã cảnh báo chúng ta rằng thật nguy hiểm khi đắm chìm quá độ trong thế gian đến đỗi không còn thấy được điều gì vượt trên nó nữa. Chúa Giêsu cũng cảnh báo chúng ta về mối nguy này.

Và tất cả chúng ta đều biết có rất nhiều người có vẻ quá chìm đắm trong đời này, trong hôn nhân, gia đình, công việc, giải trí, thể thao, những bận tâm thường nhật của họ, đến đỗi dường như họ hoàn toàn không cho Thiên Chúa là trọng tâm lương thức của bất kỳ sự kiện quan trọng nào trong đời sống hàng ngày của họ. Thật sự, đôi khi, những người này cũng không đến nhà thờ, và thường rất ít khi đọc kinh hay cầu nguyện.

Nhưng, lạ thay, họ là những người tốt, những người có một đời sống về căn bản (đôi khi rất) là lương thiện, rộng lượng, tốt lành, nồng ấm, quan tâm đến người khác. Hơn nữa, họ thường ngay thẳng, tế nhị, đáng là người bạn muốn đồng bàn, dù dường như suốt cuộc sống, họ thuần túy thuộc về thế gian, họ không nghĩ gì đến những điều trừu tượng hay tôn giáo. Một buổi hội họp gia đình tốt đẹp, một chiến thắng của đội nhà, một bữa ăn ngon miệng với bạn bè, một ngày làm việc lành mạnh, vậy là đủ ngoài mong đợi. Lương thức của họ hướng đến những chuyện thế gian, với các vui thú và buồn sầu của nó. Để xoay chuyển lương thức của họ, cần có một ý niệm rõ ràng về Thiên Chúa đến trong đời họ. Nhưng với những người này, đa số là người tốt, thì nhận thức căn bản của họ là theo thuyết bất khả tri.

Điều này tệ như thế nào? Có giảm một cách nguy hiểm tầm nhận thức của họ không? Kiểu chú tâm hướng một phía về đời này bóp nghẹt hay biến lời Chúa thành hời hợt và xa lạ sẽ tệ như thế nào? Liệu chúng ta có đang  lũ lượt xuống địa ngục vì không ý thức để chú tâm hơn về Thiên Chúa và vì chúng ta không thể có tính tôn giáo rõ ràng hơn, hay không?

Bạn sẽ biết được điều đó khi nhìn vào hoa trái của họ! Chúa Giêsu đã nói như thế và chúng ta phải lấy đó làm tiêu chuẩn ở đây: Nếu đời sống nội tâm của họ lương thiện, rộng lượng, tốt lành, nồng ấm, lành mạnh, biết khắc khoải, có trí tuệ và tính hài hước làm tươi đẹp đời sống, thì làm sao họ có thể không hòa hợp với các điều của Thiên Chúa được? Ngoài ra, chúng ta cần phải tự hỏi chính mình: Nếu chúng ta sinh ra trong thế giới này với một lực hút mạnh mẽ bẩm sinh về những sự ở thế gian này, nếu bản chất lương thức (nguyên bản) của chúng ta muốn tương hợp với chuyện đời hơn là linh hồn, và gần như mọi người đều như vậy, thì như thế, làm sao chúng ta nhận ra được ý muốn của Đấng tạo dựng nên chúng ta? Vậy, trong việc bản năng tự nhiên đưa chúng ta gần như chú tâm hết vào đời này, ngay cả khi đức tin cho chúng ta một cái nhìn vượt ngoài thế gian này, thì Thiên Chúa muốn bày tỏ điều gì?

Có lẽ Thiên Chúa đủ cao cả để không đòi hỏi hay mong muốn chúng ta luôn luôn có ý thức chú tâm đến Ngài. Có lẽ Thiên Chúa muốn chúng ta vui thú trong khi sống ở thế gian này, vui hưởng trải nghiệm tình yêu, tình bạn, tình gia đình, ăn uống, xem đội bóng yêu thích của mình đoạt cúp. Có lẽ Thiên Chúa, mượn lời của Yogi Berra, muốn chúng ta có đôi lần chỉ cần được ngồi lại và thưởng thức một trận đấu! Có lẽ Thiên Chúa giống như người ông ân phúc, có thể, khi vui hưởng quà tặng cuộc sống cũng là một cách cầu nguyện mộc mạc, và có lẽ có nhiều cách ít vô tư hơn để chúng ta có thể nhận biết Thiên Chúa.

Giống như người phụ nữ tôi nhắc ở trên, tôi cũng không biết những chuyện này có ý nghĩa gì về mặt thần họïc, nhưng chúng cần được nói lên.

Sưu tầm

፨ ፨ ፨ ፨ ፨ ፨ ፨ ፨ ፨ ፨ ፨ ፨ ፨ ፨ ፨ ፨ ፨ ፨ ፨ ፨ ፨ ፨ ፨

What Does It Mean to Focus Our Attention on God?

Some years ago, I was at a religious conference where one of the speakers, widely known and respected for her work among the poor, made this comment: “I’m not a theologian, so I don’t know how this plays out theologically; but here’s the base from which I’m operating: I work with the poor. Partly I do this out of my humanity, out of natural compassion; but ultimately my motivation is Christ. I work with the poor because I’m a Christian. However, I can go for two or three years on the streets and never mention Christ’s name because I believe that God is mature enough that He doesn’t demand to always be the center of our conscious attention.”

God doesn’t demand to always be the center of our conscious attention! Is that true? Clearly, the statement needs some clarification and nuance. On the one hand, there’s a certain freeing-up inside of us that comes from hearing this said, given that most of the time God is not, in fact, the center or our conscious attention and, this side of eternity, will most likely never be. But, on the other hand, the consolation we feel in hearing this flies strongly in face of the clear challenge that comes to us from scripture, our churches, and spiritual writers warning us against losing ourselves in the ambitions, projects, anxieties, pleasures, and distractions of this world, of letting our focus on this life eclipse the wider horizon, God and eternity. Countless spiritual writers warn us that it’s dangerous to be so immersed in this world so as to lose sight of anything beyond. Jesus too warns us of this danger.

And yet all of us know a lot of people who seem so immersed in this life, in their marriages, their families, their jobs, in entertainment, in sports, and in their daily concerns that they don’t seem at all to have God as center of their conscious attention for any significant portion of their daily lives. Indeed, sometimes these people do not even attend church and often have very little in terms of a formal or private prayer in their lives.

But, and this is the seeming-anomaly, they’re good people, people whose lives radiate a basic (and sometimes very generous degree) of honesty, generosity, goodness, warmth, and the healthy concern for others. Moreover, they are often robust and witty, the ones you want to be next to at the dinner table, even as they seem to be living and dying merely as devoted children of this earth, not much given to abstraction or religion. A good family gathering, a win by the home team, a good meal or drink with a friend, and a healthy day spent working, are contemplation enough. Their default consciousness focuses on the things of this world, its joys, and its sorrows. A shift in consciousness would need to occur for any explicit notion of God to enter their lives. For these people, good people, for the most part, ordinary consciousness is mostly agnostic.

How bad is this? Does this dangerously shrink one’s horizons? How badly does a one-sided focus on the things of this life choke out the word of God or render it shallow and extraneous? Are we going to hell in droves because we can’t give God more of our conscious attention and because we can’t be more explicitly religious?

By their fruits, you will know them! Jesus said that and it must be our criterion here: If people are living inside an honesty, generosity, goodness, warmth, health, solicitousness, intelligence, and wit that is life-giving, can they be much out of harmony with God? Moreover, we need to ask ourselves: If we are born into this world with such a powerful, innate gravitation towards the things of this earth, if our natural (default) consciousness wants to fix itself more upon matter than spirit, and this seems to be the case for most people, how then do we read the mind of our Creator? What is divine intelligence manifest within the natural instinct to give ourselves over to this life, even as we carry a faith that gives us a vision beyond this world?

Perhaps God is mature enough to not ask for, or want, our conscious attention most of the time. Perhaps God wants us to enjoy our time here, to enjoy the experience of love and friendship, of family and friends, of eating and drinking, and of (at least occasionally) seeing our favorite teams win a championship. Perhaps God wants us, in the famed-words of Yogi Berra, to sometimes just to sit back and enjoy the game! Perhaps God is like a blessing old grandparent; perhaps we pray in an inchoate way when we healthily enjoy the gift of this life; and perhaps there are less-conscious ways in which we can be aware of God.

Like the woman whom I quote above, I also don’t know how this all plays out theologically, but it needs to be said.