BẢY LỜI CUỐI CỦA CHÚA GIÊSU
Lời đầu tiên: “Lạy Cha, xin tha thứ cho chúng” (Luke 23:32-34)
፨ ፨ ፨ ፨ ፨ ፨ ፨ ፨ ፨ ፨ ፨ ፨ ፨ ፨ ፨
Các Thánh sử gia không kể lể chi tiết về sự dã man độc ác của tội hình bằng thập giá. Họ cũng không cho hay đây là một hình phạt dành cho những người nô lệ và ngoại bang – một tội hình mà chính người La Mã cũng công nhận là qúa dã man không xứg đáng để dành cho công dân La Mã. Tuy nhiên trong thời Chúa Giêsu, một cuộc nổi dậy của những người Do Thái yêu nước đã bị quân lính La Mã tiêu diệt và cả 2000 người đã bị chết treo trên thập giá dọc theo con đường từ Giêrusalem đến Bê Lem.
Các Thánh Sử gia chỉ viết: “Ngài bị đóng đinh vào thập giá” thế là đủ. Sự đau đớn thật hiển nhiên, và cả sự ô nhục nữa. Chúa Giêsu không những bị tử hình theo kiểu người nô lệ, Chúa còn bị đóng đanh treo giữ hai tên trộm cướp. Chúa bị liệt vào hàng những kẻ sống ngoài vòng pháp luật. Những kẻ bàng quang đứng dưới chân thập giá cũng sỉ nhục Ngài. Bọn quân lính La Mã thì bắt thăm ai sẽ được áo sống của Ngài, chúng thản nhiên chứng kiến phút hấp hối lâm tử của Ngài.
Theo lời thánh Luca, tử hình trên thập giá là “giờ phút của quyền lực của bóng tối”. Nghiã là trên thập giá chúng ta mới có thể thấy thể hiện sự độc địa của tội ác đang dàn áp những kẻ vô tội, trên danh nghĩa của những giới chức cao cấp nhất trong chính quyền và giáo quyền. Chúng ta chia sẻ vào thảm trạng này mỗi khi chúng ta phạm tội. Tội đây có nghiã là mỗi khi chúng ta cố tình làm hại kẻ vô tội, tấn công Thiên Chúa qua người láng giềng. Phạm tội là làm cho người khác đau đớn, là khinh bỉ, là chế nhạo những ai đáng được kính nể, là đối xử lạnh nhạt đối với những ai xứng đáng được chúng ta chú ý, và săn sóc.
Trẻ em rất dễ bị ảnh hưởng bởi quyền lực của tội ác. Chúng có thể không làm bổn phận giao phó, hay giận dữ và chọc ghẹo lũ em, nhưng khi hỏi chúng tại sao, chúng ta thường được nghe câu chuyện của một gia đình trong đó cha mẹ không trông nom con cái, không thương yêu chúng, không có mặt khi chúng cần, không hỏi han trò chuyện, đánh đập chúng.
Theo tiếng Hy Lạp mà Thánh Luca dùng, thì Chúa Giêsu lập đi lập lại lời nói ấy nhiều lần: “Lạy Cha, xin tha cho chúng.” Lời Chúa Giêsu hoàn toàn lật ngược sự phán xét của thế gian. Chúng ta có thể bảo Ngài là kẻ phá rối, là quá lý tưởng hoá, là có viễn tượng, nhưng Ngài cứ lập lại: “Lạy Cha, xin tha cho chúng, vì chúng không biết việc chúng làm.” Chúa Giêsu kết tội thế gian khi Ngài cầu xin cho thế gian được tha tội, và đồng thời, qua việc tha thứ, Ngài phá hủy chu kỳ vô tận của bạo động và mở ra cho chúng ta một tương lai mới. Ðôi cánh tay trên thập giá mở rộng như để hiến đâng cho chúng ta trí tuệ và trái tim của Chúa Giêsu. Mầu nhiệm của tình yêu Thiên Chúa thường im lặng, và chỉ được hiểu ngầm trong đời sống hàng ngày của chúng ta. Nhưng trong lời nói đầu tiên trên thập giá, mầu nhiệm im lặng đã hiện diện, với đầy ân sủng và chân lý.
Chúng ta cần nghe lời Ngài vì không một ai trong chúng ta vô tội; chúng ta đều không ít thì nhiều đã gây thiệt hại cho kẻ khác, và đã tìm cách để tự tha thứ cho mình. Ðối với tất cả chúng ta, Tin Mừng đến từ thập giá trong lời nói đầu tiên của Chúa Giêsu: “Lạy Cha! Xin tha thứ cho chúng.”
BẢY LỜI CUỐI CỦA CHÚA GIÊSU
Lời Thứ Hai: “Ngày Hôm Nay Con Sẽ Ðược Ở Với Ta Trên Nước Thiên Ðàng” (Luke 23:35-43)
፨ ፨ ፨ ፨ ፨ ፨ ፨ ፨ ፨ ፨ ፨ ፨ ፨ ፨ ፨
Ðối với thánh Luca, Chúa Giêsu là đấng ban phát ơn thứ tha rất quảng đại. Ngài là đấng ban bố tình yêu và sự tha thứ của Thiên Chúa. Chỉ có trong Phúc Âm Luca chúng ta mới nghe Ngài nói với Zakêu, người thu thuế là: “Hôm này nhà này được ơn cứu rỗi, vì người này cũng là con cái Abraham.”
Chỉ trong Luca chúng ta mới nghe bài dụ ngôn về người thiếu phụ Samaritan, và người cha quảng đại đối với đứa con hoang đàng. Chỉ có trong Luca chúng ta mới thấy người đàn bà tội lỗi rửa chân Chúa Giêsu bằng nước mắt và được nghe Ngài nói tin mừng: “Ðức tin của con đã cứu con, hãy ra về bằng an.”
Vì Luca muốn chúng ta biết tình yêu tràn đầy của Chúa Kitô, ngài ghi chép lại lời đầu của Chúa trên thập giá: “Lạy Cha xin tha cho chúng.” Chúa Giêsu chết đi, nhưng y như khi Ngài sống: luôn luôn đầy ân sủng cho tới hơi thở cuối cùng. Không những chỉ tình yêu của Ngài mới tran hoà, mà theo Luca, cả sự tha thứ và bình an cho tất cả, nhất là những kẻ sống bên lề xã hội, những kẻ bị bỏ rơi.
Trong Thánh Kinh Luca, không có ngõ cùng nào trên trái đất này quá tăm tối để ánh sáng thế gian này không rọi sáng. Qua lời nói thứ hai của Chúa trên thập giá chúng ta biết được rằng sự tha thứ được ban phát cho tất cả, nhưng mỗi người lãnh nhận một cách khác nhau.
Mác-cô không đề cập đến vụ hai tên trộm huà với dân chúng nhạo cười Chúa.
Mathêu lại viết là cả hai kẻ trộm đều chế nhạo Ngài. Chỉ có Luca mới phân biệt giữa tên trộm lành và tên kia. Tên kia phụ họa với dân chúng và nói rằng: Nếu ông là Thiên Chúa, sao không tự cứu mình và cứu chúng tôi”” Ðây hiển nhiên là một sự phỉ báng đến từ cửa miệng của một người được gần gũi Chúa nhất.
Lời của nó làm cho nỗi đau khổ của nó thêm chua chát. Nó không hiểu ý nghiã của đời sống ngoại trừ cuộc đời nó phải để lại đằng sau. Và nó muôn được gỡ ra khỏi thập giá và có cơ hội để sống lại đời sống ấy.
Rồi tên trôm lành nói lên lời phản đối tên kia và công nhận tội lỗi của nó. Nó tự mình chê trách mình và công nhận nó không còn hy vọng gì cả. Trong qúa khứ nó đã dựa vào tài ăn trộm để sống, bây giờ thì bạn bè đã bỏ rơi nó hết. Nó nói: “Người này chẳng làm gì nên tội”, người này đang chịu cực hình mà còn tha thứ. Nó đã tìm được niềm hy vọng trong tình thương của Giêsu.
Nó thấy Chúa là con đường dẫn đến sự sống mới. Nó đã cầu xin: “Giêsu, xin nhớ đến tôi nơi vương quốc của ngài.” Ðây là lời kêu của một người có lòng khiêm cung.
Lời này như tiếng vang lập lại lời của chúng ta kêu lên từ đáy tim:
Lời Nguyện:
“Lạy Chúa Giêsu, xin nhớ đến con.
Xin cho con có một cơ hội để bắt đầu một cuộc sống mới”
“Lạy Chúa Giêsu, xin nhớ đến chúng con trên nước Trời của Ngài.
Xin thương xót, tha thứ cho tội lỗi của chúng con.
Chúng con thật không xứng đáng, nhưng vì lòng nhân từ,
và vì cái chết ô nhục và đau đớn của Ngài,
xin rửa sạch chúng con để chúng con sẵn sàng
và xứng đáng được Ngài mở rộng vòng tay
âu yếm đón chúng con trong ngày sau hết.”
BẢY LỜI CUỐI CỦA CHÚA GIÊSU
Lời Thứ Ba: Này Bà, đây là con Bà!” (Gioan 19:16-27)
፨ ፨ ፨ ፨ ፨ ፨ ፨ ፨ ፨ ፨ ፨ ፨ ፨ ፨ ፨
Trước bữa tiệc Lễ Vượt Qua, theo thánh Gioan, Chúa Giêsu nhận biết rằng giờ của Ngài đã tới để rời thế gian này đi về với Cha. Ngài đã luôn luôn yêu mến những ai thuộc về Ngài trên thế gian này, và sẽ bầy tỏ tình yêu của Ngài dành cho họ cho tới cùng.
Trong lời nói thứ ba trên thánh giá, Chúa Giêsu bầy tỏ sự lo lắng chăm sóc Ngài dành cho mẹ Ngài và người môn đệ. Trên một chiều kích, dĩ nhiên, ý nghiã của lời này được dành cho Mẹ Maria, mẹ của Chúa Giêsu, và cho Gioan, người môn đệ yêu qúy. Lời này bầy tỏ sự lo lắng âu yếm của Giêsu cho cả người góa phụ lẫn đứa con côi.
Ngài không muốn cả hai ở trong hoàn cảnh vô gia cư, do đó Ngài đã cung cấp cho cả hai một mái gia đình.
Nhưng chúng ta phải nhớ rằng lời này được ghi trong Phúc Âm của Gioan, nơi chúng ta thường tìm thấy một ý nghĩa thứ hai, và ở một chiều kích xâu xa hơn là nghiã đen. Nghiã thứ hai được dẫn chuyền từ ý nghiã thứ nhất, và muốn nói rằng Chúa Giêsu không những chỉ nói với Maria hay với Mẹ Ngài mà với một người đàn bà. Ngài dùng một từ trịnh trọng hơn – hầu như là một danh hiệu – nhắc nhở rằng người đàn bà đầu tiên là mẹ của tất cả nhân loại, và cũng nhắc nhở cho chúng ta rằng, giáo hội cũng là mẹ của tất cả các môn đệ yêu qúy của Chúa Giêsu. Trên chiều kích thứ hai của lời này, Chúa Giêsu bầy tỏ sự lo lắng là giáo hội không thể là một goá phụ và nhân loại không thể là những con côi.
Chúa Giêsu muốn nói rõ ràng cho chúng ta biết rằng chúng ta sẽ tìm được gia đình mình ngay giữa chúng tạ Chúng ta dùng chữ “Này”, nhưng với một ý nghiã chính xác hơn phải dùng “Trông kià!” với một dấu chấm than. Trông mà xem người, Ta đang chỉ. Và rôi hãy trông xem lần nữa để thây sứ mạng người đó phải gánh vác vì các con. “Này Bà, hãy trông xem! Ðây là con Bà! Này con, hãy trông xem! Ðây là mẹ con.” Giáo hội là mẹ của nhân loại, vì như Maria, giáo hội cũng đứng dưới chân thập giá, và túc trực kế bên Chúa Kitô.
Giáo hội học biết về mầu nhiệm của thập giá bằng cách chia sẻ sự đau đớn của thập giá và rồi kể lại câu chuyện của thập giá trong mọi thế hệ cho những ai muốn nghe. “Không đau khổ, thì không có lợi ích” là một cách để giải thích mầu nhiệm này theo lối nói người đời. “Không thánh giá, thì không có vương miện” là một cách diễn tả khác. “Ai để mất mạng sống mình, sẽ tìm được đời sống” lại là một cách khác để nói rằng mỗi mảnh đời chúng ta chia sẻ hay tiếp nhận đều phải trả giá bằng một vài sự chết chóc. Và đồng thời, mỗi cái chết chúng ta phải gánh chịu lại chuẩn bịchúng ta cho một lối sống mới.
Giáo hội cũng như Mẹ Maria, đứng bên thập giá để chứng kiến mầu nhiệm này. Và nhân loại của muôn thế hệ được trở nên nhũng môn đệ yêu qúy tùy theo mức độ họ đáp ứng bằng đức tin cho tin mừng giáo hội phải loan báo. Theo thánh Gioan, mầu nhiệm đó là: sự nâng Chúa Giêsu lên trên thập giá đồng thời lại là sự nâng Giêsu lên hàng vinh hiển. Ðây là một mầu nhiệm kỳ lạ khó hiểu nhưng lại là một chân lý cứu chuộc. Giêsu không những bị treo trên thập gía mà còn được tôn vinh, và khi giáo hội được chứng kiến điều này, thì Chúa Giêsu có thể thu hút tất cả nhân loại về với Ngài.
Ðức Thánh Cha Gioan Phaolô II nói: “Giáo hội hiện diện với một mục đích duy nhất, đó là để cho mọi người trong mọi thế hệ có thể tìm được Chúa Kitô; và để cho Chúa Kitô có thể đi bên mỗi người dọc theo con đường đời của ho.” Như món quà chia tay cho những ai thuộc về Ngài và Ngài yêu mến cho đến cùng, Giêsu ban cho họ giáo hội.
Lời Nguyện:
Lạy Chúa Giêsụ Cảm tạ Chúa đã ban cho chúng con Giáo hội giữa trần gian để chúng con không bị mồ côi.
Cảm tạ Chúa đã lo lắng cho chúng con, là những kẻ được Chúa chọn làm môn đệ dù không hẳn đã được liệt vào hàng môn đệ yêu qúy.
Xin Chúa tha thứ cho chúng con những lần chúng con nghi ngờ sự phán xét của Giáo hội, hay chống lại quyền bính của giáo hội.
Những lần chúng con bất tuân những giới răn của giáo hội.
Những lần chúng con phê bình hay nói xấu những đấng chủ chiên.
Nếu không có giáo hội thì chúng con sẽ muôn đời là nhũng đứa con mồ côi, không gia đình, không anh em.
Không có giáo hội chúng con sẽ chẳng bao giờ được nghe đến lời Chúa qua Thánh Kinh. Lời thứ ba của Chúa trên thâp giá là món quà vô giá, món quà từ biệt của Chúa khi Chúa sắp xa lánh cõi trần.
Chúng con sung sướng tiếp nhận món qùa của sự thương yêu chăm sóc và lo lắng qúy báu vô ngàn nàỵ
BẢY LỜI CUỐI CỦA CHÚA GIÊSU
Lời Thứ Bốn: “Lạy Chúa tôi, Lạy Chúa tôi, nhân sao Chúa bỏ tôi” Mathêu 27:45-47 Maccô 15:33-36
፨ ፨ ፨ ፨ ፨ ፨ ፨ ፨ ፨ ፨ ፨ ፨ ፨ ፨ ፨
Tất cả kinh nghiệm của nhân loại Chúa Giêsu đều trải qua và có kinh nghiệm xâu xa trên thập giá. Ngài không biết tội lỗi là gì, nhưng thật ra Chúa không cần biết đến tội lỗi mới có thể làm con người.
Chúng ta nên nhớ rằng chúng ta được cấu tạo nên vô tội và chính tội lỗi đã làm cho nhân loại mất đi căn tính của mình. Và bởi vì Chúa Giêsu đã thật sự là con người hết mình, chúng ta biết rằng Ngài cũng hiểu biết tận tình tất cả những gì là nhân tính của chúng ta, kể cả những sợ hãi yếu đuối, cám dỗ, cô đơn, những dày vò của lương tâm, những nhu cầu chúng ta có đối với Chúa và đối với tha nhân.
Chúa Giêsu kêu lên lời nói thứ bốn trong sự tuyệt vọng cùng cực. Tất cả chúng ta đôi lần cũng đã phải trải qua những giây phút ấy: “Lạy Chúa tôi, Lạy Chúa tôi, nhân sao Chúa bỏ tôỉ” Ðây là tiếng kêu đau đớn nhất của người bầy tôi của Chúạ Theo thánh Maccô và Mathêu đã ghi lại thì khi lời này được thốt ra, một đám mây đen bỗng nhiên kéo đến bao phủ trái đất từ giờ thứ sáu (giờ ngọ) đến giờ thứ chín. Theo thánh Maccô, Chúa Giêsu bị treo trên thập giá cho đến giờ thứ sáu.
Chúa chịu đựng mọi sự xỉ nhục của đám đông, sự bỏ rơi của các môn đệ và cả sự nhạo cười của những kẻ cùng bị đóng đanh với Ngàị Ðây thực sự là một khung cảnh thê thảm nhất trong đời Ngài khi Chúa phải chịu đựng cả sự bỏ rơi lẫn nhạo cườị Hiển nhên là Chúa Giêsu phải nhận biết cảm giác của sự chối bỏ và chế nhạo trong nhân tính của người đờị Ngài đã bỏ cả cuộc đời xả thân cho kẻ khác, và rao truyền vương quốc cuả Thiên Chúa.
Ngay cả trên thập giá Chuá Giêsu cũng dốc hết tàn lực ra để lo lắng cho giáo hội và để tha thứ cho mọi ng+ờị Vậy mà kết quả công trình của Ngài là gì” Ðã có lúc Ngài có cảm tưởng như hoàn toàn vô ích. Ngài như đang phải đối diện với một bức tường trắng hay bị nhốt trong sà lim. Ngài biết là vào những lúc đó con người có cảm tưởng hoàn toàn cô độc và mọi người chung quanh, kể cả Thiên Chúa cũng có thể tự xoay sở mà không cần đến mình. Chúa Gêsu hiểu biết cảm giác của kẻ bị xóa tên trên mặt đất. Ngài bị dày vò bởi nỗi lo âu không thể sống lại, và bởi nỗi nghi ngờ rằng trên đường đời ở một nơi nào đó mình đã chọn một khúc quẹo sai lầm và đã bị lạc đường.
Chúa Giêsu hiểu biết cảm giác cô đơn của những người đã ly dị; những người đang phải tìm quên lãng trong rượu chèma tuý; những người đàn bà bị chồng hành hạ, đánh đập hay bị người ta hãm hiếp; những người đàn ông bị sa thải khỏi sở làm; những người tuyệt vọng hay bị tàn phế.
Chỉ qua nhân tính Chúa Giêsu mới thắc mắc về ý định của Chúa Chạ Ðời sống của Ngài là đời sống gì” Thánh giá của Ngài là thảm trạng của cả cuộc đời công khai của Ngài, và lời nói trên thập giá là khúc quẹo của thảm trạng nàỵ Ðã đến lúc Ngài sẵn sàng chấp nhận cái chết như một món qùa cuối cùng hiến dâng cho nhân loại.
Một khi Ngài đã kêu lên: “Cứ đau đi, cứ chết đi,” Ngài đã tìm được niềm vui để vượt qua bóng tối của sự chết và bước vào nơi có ánh sáng. Qua thập giá chúng ta có lý do để hy vọng rằng Thiên Chúa thấu hiểu rõ ràng thế nào là đi trong thung lũng của bóng tối và tử thần, và trải qua nỗi lo sợ bị bỏ rơi, vì Giêsu đã kêu lên: “Lạy Chúa, sao Chúa bỏ tôi”
Chính qua Ðức Kitô chúng ta mới có lý do để tin rằng ngay cả cái chết cũng không chiến thắng được tình yêu trung thành Thiên Chúa dành cho dân người.
Lời Nguyện:
Lạy Chúa Kitô! Chúa đã mang thân phận thảm hại của con người cho tới hơi thở cuối cùng.
Chúa đã muốn lãnh chịu tất cả mọi cảm giác ô nhục, bị bỏ rơi để thông cảm những đau thương hấp hối tủi nhục của chúng con.
Chúa đã ban chúng con niềm tin cậy và hy vọng nơi tình yêu bao la và khoan dung của Ngài
Xin nâng đỡ ủi an, và ở bên chúng con trong giờ lâm tử, trong cơn hấp hối, những lúc cô đơn, bị người đời ruồng rẫy bỏ rơi.
Amen.
BẢY LỜI CUỐI CỦA CHÚA GIÊSU
Lời Thứ Năm: “Ta Khát” (Gioan 19: 28-29)
፨ ፨ ፨ ፨ ፨ ፨ ፨ ፨ ፨ ፨ ፨ ፨ ፨ ፨ ፨
Cái khát của Chúa Giêsu là hậu quả đau đớn của cực hình trên thập giá. Do đó khi chúng ta nghe Chúa Giêsu than rằng Ngài khát, chúng ta được nhắc nhở thêm bằng tiếng nói nhân loại về bí mật của sự dữ và Thiên Chúa phải trả một cái giá quá đắt cho tình yêu trung thành và khoan dung của Ngài.
Nhưng vì lời nói này đến với chúng ta qua Phúc Âm thánh Gioan, chúng ta phải hiểu rằng bên kia nghiã đen còn có một ý nghiã thiêng liêng nữa. Gioan giúp cho ý nghiã này rõ hơn bằng cách thêm rằng: “Chúa Giê su biết mọi sự đã hoàn tất” và do đó để ứng nghiệm lời kinh thánh, Ngài nói, “Ta khát'”.
Thánh Gioan nghĩ rằng cái khát của Chúa Giêsu đã đưa lên tột đỉnh ý nghiã của thánh kinh Do Thái. Có lẽ Chúa Giêsu muốn gợi đến một đoạn của thánh kinh này, chẳng hạn, lời than trong Thánh Vịnh 69 trong đó tác giả, hiển nhiên là một người Do Thái chân chính và đau khổ, đã than rằng, “Khi ta khát chúng cho ta uống dấm.” Nếu Chúa Giêsu đã nghĩ về thánh vịnh này, thì chính Ngài đang áp dụng cho chính Ngài niềm hy vọng của Israel về một đấng cứu chuộc, và đang nhắc nhở cho chúng ta bằng lời thánh vịnh rằng Thiên Chúa sẽ nghe tiếng kêu của tôi tớ Ngài đang đau khổ và sẽ tái tạo niềm hy vọng của dân người.
Nhưng có lẽ lời Chúa Giêsu áp dụng rộng rãi hơn cho lời viết trong thánh kinh Do Thái và được ứng nghiệm với một ý nghiã xâu xa hơn. Chẳng hạn, chúng ta nhớ rằng trong khi hấp hối ở vường Cây Dầu, Chúa Giêsu cầu nguyện để khỏi uống chén đắng Chúa Cha ban cho Ngài
“Chén” là một từ ngữ Do Thái mang hai nghiã: nghiã thứ nhất là một chén đắng đầy đau khổ. Các tiên tri như Isaiah (52-17) thường nói về chén thịnh nộ của Thiên Chúa mà Israel sẽ phải uống để đền tộị Và nhà thánh vịnh cũng nói về chén rươu sủi bọt trong tay Thiên Chúa, một chén đầy độc dược mà những kẻ ác nhân sẽ phải uống cạn. Hiển nhiên là Chúa Giêsu muốn được miễn khỏi phải uống chén này – nếu có thể. Ngài cầu xin là Ngài sẽ không phải chịu thử thách đến chỗ cùng cực. Nhưng thần dữ rất mạnh, và biến những kẻ ngây thơ vô tội nhất thành nạn nhân của chúng, ngay Chúa Giêsu cũng không thoát khỏi bàn tay của những đại ác nhân ngu muội.
Chúng ta không hiểu tại sao Ngài phải chịu khổ hình như vậỵ Chúng ta chỉ biết rằng Ngài tự nguyện lãnh nhận một khi Ngài đã ý thúc rằng điều này phải xảy ra như vậy. Ngài học đức vâng lòi qua sự đau khổ phải gánh chịu, và Ngài uống cạn chén thịnh nộ mà đúng ra Ngài không đáng phải tiếp nhận. Ngoài chén thịnh nộ, còn có một chén khác trong thánh kinh: chén chúc lành và tha thứ. Ðây là chén người tôi trung của Thiên Chúa nâng lên để chúc lành cho Người.
Lại còn có ý niệm rằng chính Thiên Chúa là loại chén này, chén chúa đựng vận mạng của dân Người và được Người ban cho uống. Và do đó, khi Chúa Giêsu nói, “Ta khát,” Ngài làm ứng nghiệm lời thánh kinh vì Ngài uống chén Thiên Chúa ban chọ Ðây vừa là chén thịnh nộ vừa là chén chúc lành: chén thịnh nộ vì qua nó bí mật của sự dũ đuợc trút cạn; đây cũng là chén chúc lành, vì qua khổ đau, Chúa Giêsu tự mình khám phá ra với kinh nghiệm người trần, để rồi bầy tỏ ra cho chúng ta thấy tình yêu vĩnh củu và trung thành của Thiên Chúa.
Thiên Chúa là thức ăn và của uống cho dân Người; Ngài chính là sự sống nếu họ tin lòi Ngài – nếu họ ăn và uống những gì Ngài ban cho nhưng không – họ sẽ đưọc sống. Tiên tri Isaiah nói: “Hãy đến với Ta, tất cả những ai đang khát, hãy chú ý, hãy đến với Ta; hãy nghe Ta và linh hồn các ngươi sẽ được sống” (55:1).
Và Chúa Giêsu nói: “Ta khát,” biết rằng mọi sự đã hoàn tất và muốn cho lời kinh thánh đuợc ứng nghiệm hoàn toàn. Qua lời trên thập giá, Chúa Giêsu bát đầu được đổ tràn đầy vinh quang của Chúa Cha cũng như sa mạc khô cằn được sống lại bởi những trận mưa đầu xuân. Và khi Ngài tiến vào Vương Quốc, chúng ta thây nơi Ngài một sụ nhắc nhở rõ ràng cho rằng chúng ta cũng được Thiên Chúa tạo dựng. Cũng như giáo lý đã dạy chúng ta một cách rõ ràng và giản dị rằng chúng ta được tạo dựng nên để biết, để yêu, và để phụng sự Thiên Chúa, để cho chúng ta sẽ đuợc hạnh phúc với Ngài đến muôn đời.
Bất cứ cái gì thấp hơn Thiên Chúa có thể cũng tốt đẹp, nhưng không làm cho chúng ta hài lòng lâu dài. Và do đó khi chúng ta cảm thấy bất an và đau khổ, có lẽ chúng ta đã đang tìm sự bình an và hạnh phúc nơi những thú vui vật chất đắt giá đang mời gọi chúng ta. Ðể ứng nghiệm lời kinh thánh và để buộc chúng ta phải chú ý đến sự bình an vĩnh cửu, Chúa Giêsu đã hỏi trong bữa tiệc ly, “Ta há không phải uống chén mà Cha Ta ban cho Ta sao”” Và chính Ngài đã trả lòi câu hỏi này khi Ngài bịtreo trên thập giá và kêu lên, “Ta khát.”
Lời Nguyện:
Lạy Chúa chúng con đã từng được nghe giảng rằng “Những thèm khát của con tim nhân loại không thể đưọc thỏa mãn bởi bất cứ những gì con mắt thường nhìn thấy hay bàn tay con người có thể nắm lấy.”
Thực vậy chúng con là những kẻ đói khát công lý, sự thật, vẻ đẹp, và tình yêu Thiên Chúạ Và chỉ với Chúa chúng con mới được hoàn toàn hạnh phúc.
Xin Chúa luôn luôn nhắc nhở chúng con nhu Ngài đã nói với các tông đồ trong bũa tiệc ly, và với cả nhân loại trên thập giá rằng Chúa đã chịu khổ nạn để cho lời kinh thánh đuọc ứng nghiệm, để chúng con biết ý nghiã của chén đắng, ý nghiã của thánh giá, và ý nghiã của sự thèm khát đưọc yên nghỉ trong tình yêu trung thành, khoan dung và vĩnh cửu của Ngài. Xin nhắc chúng con ràng chúng con được tạo dựng nên để biết Chúa, yêu Chúa, và phụng sự Chúa, để sau này chúng con đưọc huởng hạnh phúc vĩnh cửu bên Ngài.
BẢY LỜI CUỐI CỦA CHÚA GIÊSU
Lời Thứ 6: “Mọi Sự Ðã Hoàn Tất” Gioan 19:30-37
፨ ፨ ፨ ፨ ፨ ፨ ፨ ፨ ፨ ፨ ፨ ፨ ፨ ፨ ፨
Lời thứ sáu trên thập giá, cũng như lời thứ ba và thứ năm, đã được kể lại trong Phúc Âm của thánh Gioan, và do đó chúng ta phải hiểu rằng có hai nghĩa.
Công trình của Chúa Giêsu “đã hoàn tất” theo nghĩa không còn gì để làm thêm nữa, đã chấm dứt.
Nhưng đây cũng là một “chung kết” theo nghĩa là “cùng đích” của tất cả những gì lời Chúa muốn nói lên. Ðã hoàn tất: hy vọng của kinh thánh về một đấng cứu chuộc đã đdược đáp ứng tận tình. “Công trình của Chúa Giêsu, theo thánh Gioan, là một công trình của đấng đã đồng thời vừa bị hạ xuống thấp nhất và vừa được nâng lên cao nhất. Như Chúa Giêsu đã hứa với đám đông, Ngài được nâng lên, nâng lên trên thập giá, và hạ xuống tận đất đen theo nghiã người đời. Nhưng Giêsu cũng được nâng lên trong vinh quang – trong cùng một giờ phút – đã thu hút tất cả mọi người về với Ngài và làm cho trí khôn ngoan của thế gian phải xấu hổ.
Bẩy lời cuối trên thập giá, được sắp xếp với nhau, đã bầy tỏ cùng một điểm về công trình của Chúa Giêsu. Một truyền thống cổ cựu đã trích dẫn tất cả các lời này từ các Phúc Âm và sắp xếp theo thứ tự chúng ta có ngày nay để làm sáng tỏ công trình cứu chuộc của Chúa Giêsu.
Như chúng ta đã thấy trong ba lời đầu, đây là một công trình tự hiến trong việc tha thứ một thế gian đã lên án Ngài, và trong sự tha thứ tên trộm bị treo kế bên Ngài, một kẻ đã nhận biết Chúa Kitô không phải là một tội phạm mà là một vì Vua, và muốn được chia sẻ vương quốc của Ngài. Công trình của Giêsu cũng là công trình của đấng coi sóc hội thánh và nhân loại, trao phó giáo hội và nhân loại cho nhau, để cho sau khi Chúa Giêsu qua đời cả hai sẽ có một mái gia đình qua Thần Trí của Ngài. Nhờ công trình của Chúa Giêsu như đã đưọc tóm lược trên thập giá, chúng ta được hiểu rõ hai điều: tình yêu trung thành của Thiên Chúa và phẩm giá không thể lay chuyển của nhân loại.
Theo lời của Ðức Thánh Cha Gioan Phaolô II, “Trong Ðức Kitô, và qua Ðức Kitô, chúng ta mới hiểu biết hoàn toàn phẩm giá cuả chúng ta, về cao điểm tại đó chúng ta được nâng lên, về phẩm giá cao cả của nhân loại, và ý nghiã của sự hiện hữu của chúng ta.”
Trong lời thứ tư, chúng ta được thấy công trình của Ngài ở một khúc quẹo. Ngài đã dốc hết tàn lực trong việc tận hiến, Ngài không còn làm được gì hơn. Ngài cảm thấy bị bỏ rơi. Trong lời thứ năm, Chúa Giêsu khởi đầu một chuyển dịch về với Chúa Cha để được đổ tràn đầy vinh quang.
Cái khát của Ngài được uống chén Chúa Cha ban cho, và khi Ngài uống chén thịnh nộ, Ngài nuốt trôi cả tội lỗi lẫn sự chết. Ðồng thời chén thịnh nộ lại trở nên chén chúc lành, vì Chúa Giêsu chứng minh rằng Ngài là kẻ vinh thắng, kẻ chiến thắng tội lỗi và thần chết. Ngài là đường, là sự thật, là sự sống. Hiển nhiên Chúa Giêsu có thể nói lúc đó rằng công trình của Ngài đã hoàn tất, đã đạt tới cùng đích.
Chúa Giêsu đã biến đổi ý nghiã của thập giá cho muôn thế hệ. Thập giá không còn chỉ là công cụ của tội hình để chứng minh rằng toà án thế gian phải có phán quyết cuối cùng. Không, thập giá là một dấu chỉ của sự mâu thuẫn, lật ngược phán quyết của toà án thế gian, và chứng minh rằng thế gian đã sai lầm về ai là kẻ tội lỗi và thế nào là công bình.
Thập giá triệt tiêu quyền lực của bóng tối bằng cách chúng tỏ rằng ánh sánh chiếu rọi trong bóng tố và bóng tối không đàn áp được ánh sáng. Công trình của Chúa Giêsu đã hoàn tất. Và như thánh Gioan đã tiếp, công trình này cũng ban sự sống. Trong Phúc Âm thánh Gioan, cái chết của Chúa Giêsu xẩy tới sau lời nói này, và được mô tả một cách đặc biệt.
Theo Gioan, Chúa Giêsu cúi đầu và trao phó linh hồn. Một lần nữa chúng ta lại phải hiểu theo hai nghĩa: một là Chúa Giêsu trút hơi thở cuối cùng, một là Ngài trao phó Chúa Thánh Linh cho những ai sẽ tiêp tục sống giữa thế gian sau Ngài. Ngài đổ đầy Thần Trí trên người đàn bà và môn đệ yêu qúy đang đứng dưới chân thập giá. Rồi từ cạnh sườn bị lưỡi đòng đâm thủng, máu và nước chảy ra, các dấu chỉ của nước rửa, và máu của Mình Thánh. Cùng với Chúa Tháh Linh, máu và nước được đổ ra trên giáo hội, để cho giáo hội sẽ có sức mạnh và sự khôn ngoan để đi theo Chúa Kitô đến cuộc sống viên mãn.
Ðây là nơi chúng ta được xuất hiện trong hình ảnh như một nhân loại được hồi sinh bởi thập giá, và được buộc phải làm chứng nhân cho thập giá giữa thế gian. Nếu chúng ta đã nghe lời Chúa Giêsu bằng đức tin, chúng ta sẽ trở nên môn đệ của Ngài. Chúng ta phải hiểu rằng làm môn đệ là tiếp tục trong thời đại chúng ta công trình của Chúa, là để cho thánh ý Chúa được thể hiện trên trần gian cũng như nơi thiên quốc. Có một lời hứa cho những ai đứng bên thập giá và nghe được lời Chúa Kitô và trở nên nhân chứng của những lời nàỵ Lời hứa của Chúa Giêsu là, “Nếu các con lấy lời Ta làm nơi chúng con cư ngụ, chúng con sẽ thực sự được làm môn đệ của Ta; các con sẽ được biết sự thật, và sự thật sẽ giải phóng các con.” Trong ý nghiã xâu xa nhất của lời thứ sáu trên thập giá, công trình của Chúa Giêsu chỉ hoàn tất khi đem được mỗi người chúng ta và tât cả thế gian về với sự sống viên mãn.
Lời Nguyện:
Lạy Chúa Kitô, chúng con đã được nghe lời Chúa truyền dạy trên thập giá.
Ðược nghe Ngài hứa rằng nếu chúng con nghe và giữ vững lời Ngài chúng con sẽ đưọc làm môn đệ của Ngài, và chúng con sẽ được thấy chân lý, được thấy Ngài là đường, là sự thật và là sự sống.
Xin Chúa giúp cho chúng con vững mạnh trong đức tin, cậy và mến, để chúng con tiếp tục công trình của Chúa giữa trần gian.
Xin đổ đầy thânÀ trí của Ngài trên chúng con và trên giáo hội của Ngài, y như lời Ngài đã hứa, để chúng con không bị bỏ rơi, bị mồ côi, bơ vơ giữa giòng đờị Xin ban cho chúng con sự sống viên mãn. Amen.
BẢY LỜI CUỐI CỦA CHÚA GIÊSU
Lời Thứ Bẩy: “Lạy Cha, con xin phó linh hồn con trong tay Cha.” Luke 23:44-56
፨ ፨ ፨ ፨ ፨ ፨ ፨ ፨ ፨ ፨ ፨ ፨ ፨ ፨ ፨
Lời cuối của Chúa Giêsu trên thập giá được ghi lại trong Phúc Âm Luca, và tóm lược bức chân dung của Chúa Giêsu do Luca phác họa, như một nhân chứng, một vị tử đạo, cho vương quốc của Thiên Chúa. Qua những gì Luca kể, chúng ta biết được nhiều không những về mối liên hệ của Chúa Giêsu với Chúa Cha, mà còn về lý do tại sao chúng ta phải bắt chước tấm gương của Chúa.
Lời của Chúa Giêsu như một lời kinh, trích dẫn từ Thánh Vịnh 31, là kinh cầu hàng ngày của người Do Thái. Việc Chúa Giêsu hăng say cầu nguyện, là một điều Luca đã muốn nhấn mạnh trong suốt cuốn Phúc Âm ông viết về cuộc đời Chúa. Thí dụ, chỉ riêng Luca đã đề cập đến đoạn Chúa Giêsu lên núi cầu nguyện sau khi được chịu phép rửa và được Thánh Linh xuống trên đầu.
Chỉ riêng Luca mới ghi rằng khi Chúa Giêsu lên núi, nơi Ngài xuất hiện sáng láng trước mặt môn đệ, Ngài đã đến đó để cầu nguyện. Mathêu và Maccô chỉ đề cập rằng Chúa Giêsu lên núi để được ở một mình. Và chỉ riêng Luca mới cho chúng ta trường hợp trong đó Giêsu dạy chúng ta Kinh Lạy Cha.
Trong Phúc Âm Mathêu, Giêsu chỉ thêm kinh này trong bài giảng trên núi; và nghe có vẻ như là một phần trong danh sách những điều Chúa dặn dò các môn đệ. Nhưng Luca đã kể rằng: “Giờ đây Chúa Giêsu đang ở một chỗ nào đó để cầu nguyện, và khi đã xong, một môn đệ nói, “Lạy Thầy, xin dạy chúng con cầu nguyện, như khi xưa, Gioan Tẩy Giảng đã dạy các môn đệ của ông.”
Và Giêsu bảo họ,”Khi các con cầu nguyện, c’ac con hãy nói như sau: “Lạy Cha, xin cho danh Cha cả sáng.” Nói một cách khác, Kinh Lạy Cha là một cái gì cac’ môn đệ đã bắt chước theo gương Chúa Giêsu.
Họ thấy Giêsu cầu nguyện và thấy Ngài hành động, và họ muốn biết bí quyết của Ngài. Họ xin, “Lạy Thầy, xin dạy chúng con cầu nguyện.” Và với lòng thương sót bao la, Chúa Giêsu đã tư, nguyện dạy cho họ những gì Ngài đã nói với Chúa Cha khi ở một mình.
Lời nguyện lên tiếng là sự khao khát của linh hồn được thốt nên lờị Và với lời cuối thốt ra trên thập giá, Chúa Giêsu lớn tiếng kêu lên một lời kinh, một lời kinh của sự trông cậy hoàn toàn. Lời kinh này thuộc về người dân xứ Israel vì đã được trích dẫn ra từ cuốn Thánh Vịnh. Và như vậy, cho đến phút chót, Chúa Giêsu bày tỏ rằng Ngài luôn luôn kết hợp nên một với dân Ngài, và bày tỏ sự cậy trông nơi Chúa Cha bằng những lời mà tất cả mọi người có thể hiểu được dễ dàng. Bằng những lòi này Chúa Giêsu tiếp nhận cái chết. Cái chết trở nên phương tiện để đẩy Ngài tiến tới. Ngài sử dụng cái chết để đẩy mình rời thế gian này về với Chúa Cha, từ những bàn tay tội lỗi của thế gian về với bàn tay của Thiên Chúa. “Lạy Cha, con phó linh hồn con trong tay Cha.”
Trên thập giá sự hy sinh của Chúa Giêsu đã hoàn tất. Ngài tự đẩy mình về với hai bàn tay đón mời của Chúa Cha và đê trở về nhà. Dĩ nhiên, cái chết và sự trở về nhà của Chúa Giêsu không phải chỉ dành riêng cho Ngài. Ngài là đầu cuả thân thể, tức là giáo hội. Nơi Ngài đến, chúng ta bắt buộc phải đi theo, nghiã là nếu chúng ta thâu hoạch được một cái gì nơi gương Chúa và sống đời chúng ta trong thần trí của Ngài.
Theo Luca, đây chính là điều bắt đầu xảy ra trên Núi Sọ. Ngay khi Giêsu thở hơi cuối cùng, dân chúng đã thấy được ngay một cái gì qua cái chết của Ngài. Chẳng hạn, người cai đội La Mã, một người ngoại, đã ca ngợi Thiên Chúa, và kêu lên, “Ông này thật là một người công chính.” Và rồi, theo Luca, “khi đám đông đang tụ tập thấy điêu đã xảy ra, họ bỏ về đấm tay vào ngực.” Nói cách khác, các chứng nhân của Giêsu về vương quốc của Chúa đã bắt đầu mang hoa trái qua sự hối cải tội lỗi.
Cũng trong sách Tông Ðồ Công Vụ do Luca viết, chúng ta thấy được quyền năng to lớn của Thần Trí Chúa Giêsu bốc lửa trong đời sống của các môn đệ. Khi thánh Stêphanô bị tử hình, ông cũng như Thầy, đã tha thứ cho kẻ thù, và cũng mượn lời thánh vịnh 31 để nói, “Lạy Chúa, xin đón nhận linh hồn con.” Và sứ điệp của Chúa đã thể hiện rõ ràng với Stêphanô, và Saolô, sau này đổi tên là Phaolô. Sứ điệp này đã đem tin mừng từ Giêrusalem và Giuđêa lên phía bắc vào xứ Samaria, và đến cả tận cùng trái đất.
Lời nguyện:
Lạy Chúa Giêsu xin cho chúng con là những người của thời đại này cũng nghe được sứ điệp của Chúa qua bẩy lời cuối cùng trên thập giá và biết suy nghĩ về những lời này.
Chúng con là những kẻ hậu sinh của bao nhiêu thế hệ trước đã được nghe những lời này.
Xin cho những lời này ăn xâu vào lòng chúng con, nơi những câu hỏi xâu xa nhất đang chờ đợi một câu trả lời:
Con có xứng đáng không?
Liệu con có được cứu rỗi không?
Liệu con có được tha thứ không?
Chúa có hiểu con không?
Xin giúp cho chúng con hiểu rằng chính bẩy lời trên thập giá là câu trả lời cho chúng con, và đem lại cho chúng con niềm hy vọng vững vàng.