Thông Báo

Chứng Nhân

LOẠI BÀI VIẾT: _Tiêu điểm

Phút suy tư: Đừng hà tiện lòng thương xót của Chúa

 

Ngày nay, vì nhiều lý do, chúng ta đấu tranh mới mong có được tấm lòng quảng đại và hào phóng để tâm hồn mở ra với lòng thương xót của Thiên Chúa.

Khi số người tham dự phụng vụ nhà thờ tiếp tục suy giảm, thì nhiều lãnh đạo và mục tử trong Giáo hội có khuynh hướng xem điều này như một sự cắt tỉa hơn là một bi kịch và họ hành động để giải quyết tình trạng này bằng cách làm cho hình ảnh Thiên Chúa trở nên ít thương xót hơn, thay vì một hình ảnh dễ gần. Chẳng hạn một giáo sư chủng viện tôi quen đã chia sẻ, với 40 năm kinh nghiệm dạy khóa học chuẩn bị cho chủng sinh ban bí tích hòa giải, ngày nay, ông nhận thấy câu hỏi chủng sinh hay hỏi là: “Khi nào con có thể từ chối tha tội?” Thật sự, câu hỏi phải là, con phải thận trọng đến mức như thế nào khi ban lòng thương xót của Thiên Chúa chứ?

Động cơ và lòng tin của họ gần như hoàn toàn chân thành nhưng họ lầm đường. Họ thật lòng e sợ việc chơi trò đánh bạc với ơn Chúa, họ sợ rằng đến cuối cùng những gì họ ban cho người khác chỉ là ơn sủng rẻ tiền.

Phần nào, đây cũng là một động cơ có căn cứ. Nỗi sợ là mình đùa giỡn với ơn Chúa, cùng với những lo âu về chân lý, về tính chính thống, về các kiểu mẫu chung đúng luật, cộng thêm nỗi sợ bị tai tiếng đã làm cho họ làm việc theo khuôn phép dè dặt như vậy. Lòng thương xót luôn luôn được thúc đẩy bởi sự thật. Nhưng đôi khi, các động cơ làm cho chúng ta dè dặt lại không được cao cả đến thế, và nỗi lo lắng về việc trao ban một ân sủng rẻ tiền xuất phát nhiều từ tính nhỏ nhen, sợ sệt, chủ nghĩa lề luật, và cả khao khát (dù vô thức) ham muốn quyền lực.

Nhưng dù cho kiềm giữ lòng thương xót vì những lý do cao cả nào hơn đi chăng nữa, chúng ta vẫn là những mục tử xấu và lầm đường, không chung lòng với Thiên Chúa mà Chúa Giêsu đã rao giảng. Chúa Giêsu đã mặc khải rằng, lòng thương xót của Thiên Chúa ôm lấy hết, không phân biệt người xấu kẻ tốt, người bất xứng hay người xứng đáng, người có đạo hay không có đạo. Một trong những thấu suốt thực sự đáng giật mình mà Chúa Giêsu đã cho chúng ta, chính là việc lòng thương xót của Thiên Chúa, như ánh sáng và hơi ấm mặt trời, không thể không đổ tràn cho tất cả mọi người. Như thế, lòng thương xót của Thiên Chúa luôn luôn tuôn đổ nhưng không, không đòi hỏi, không điều kiện và chung cho hết thảy, lòng thương xót đó vươn ra khỏi mọi tôn giáo, phong tục, trường phái, luận điệu chính trị, chương trình luật định, mọi hệ tư tưởng, và thậm chí là cả tội lỗi.

Và như vậy, về phần chúng ta, đặc biệt là bậc làm cha mẹ, mục tử, giáo viên, giáo lý viên, người cao niên, chúng ta phải liều mình loan báo đặc tính quảng đại của lòng thương xót này. Chúng ta không được dùng lòng thương xót của Chúa như thể nó là của chúng ta, không được cấp phát ơn tha thứ của Chúa như một mặt hàng có giới hạn, không được đặt điều kiện cho tình thương Thiên Chúa như thể Ngài là một bạo chúa bủn xỉn hay một hệ tư tưởng chính trị, và cũng không được chặn bớt con đường đến với Chúa như thể chúng ta là người giữ cổng Thiên Đàng. Chúng ta không phải là người có quyền đó. Nếu chúng ta kềm giữ lòng thương xót của Chúa trong sự thu mình và e ngại của chúng ta, thì chúng ta đang hạn chế lòng thương xót vô bờ của Ngài trong giới hạn tâm trí của chúng ta.

Một điều đáng lưu ý trong các Tin mừng là, các tông đồ, dù có thiện ý nhưng họ thường hay cố gắng loại một số người ra khỏi Chúa Giêsu như thể những người này không xứng đáng vậy, như thể họ xúc phạm đến sự thánh thiện của Chúa hay họ có thể làm vấy bẩn sự nguyên tuyền của Ngài. Vậy nên, họ cứ luôn gắng ngăn trẻ con, gái điếm, người thu thuế, những người bị xem là tội lỗi, và đủ loại người khác chưa học biết đạo, đến gần với Chúa Giêsu. Nhưng, Chúa Giêsu thì luôn luôn gạt ra các cố gắng sai lầm của họ bằng những lời mạnh mẽ: “Hãy để họ đến! Ta muốn họ đến.”

Lúc mới bắt đầu đời mục vụ, tôi sống trong nhà xứ với một linh mục già thánh thiện. Cha đã trên 80 tuổi, mắt gần như đã mù, nổi danh và được kính trọng, nhất là trong vai trò linh mục giải tội Một tối nọ, khi ngồi riêng với cha, tôi hỏi cha: “Nếu được sống lại đời linh mục một lần nữa, cha có muốn làm điều gì khác đi hay không?” Với một người đầy chính trực như cha, tôi hoàn toàn cho rằng không có gì để cha phải hối tiếc. Nhưng câu trả lời của cha đã làm cho tôi bất ngờ. Cha có một nỗi hối tiếc, một hối hận lớn, là: “Nếu tôi được làm lại đời linh mục của mình, tôi sẽ nhẹ nhàng hơn với giáo dân. Tôi sẽ không hà tiện lòng thương xót của Thiên Chúa, hay các bí tích, hay phép tha tội. Tôi sợ là tôi đã quá cứng rắn với giáo dân. Họ đã có quá đủ đau đớn rồi, chứ chẳng cần tôi hay Giáo hội đặt thêm gánh nặng trên vai họ nữa đâu. Đáng ra tôi nên liều lĩnh hơn nữa với lòng thương xót của Chúa!”

Tôi được đánh động bởi lời này, vì chưa đầy một năm trước đây, khi làm các bài thi cuối ở chủng viện, một trong các linh mục kiểm tra tôi đã cảnh báo tôi: “Cẩn thận, đừng có mềm yếu. Chỉ có sự thật mới giải phóng con người. Hãy liều với sự thật hơn là với lòng thương.”

Khi đã cao tuổi như lúc này, tôi ngày càng đổi hướng theo lời khuyên của vị linh mục già. Chúng ta cần liều lĩnh hơn nữa với lòng thương xót của Chúa. Không bao giờ được loại trừ vai trò của công bằng và sự thật, nhưng chúng ta phải liều mình để cho lòng thương xót vô bờ, không điều kiện, không đòi hỏi của Thiên Chúa tuôn đổ một cách tự do.

Nhưng, như các tông đồ xưa, chúng ta, với thiện hướng tốt, cứ luôn mãi cố gắng giữ một số người và một số nhóm người xa khỏi lòng thương xót của Thiên Chúa được ban qua lời, qua bí tích và qua cộng đoàn. Nhưng Chúa không muốn sự bảo vệ của chúng ta. Điều Chúa muốn là, tất cả mọi người, bất kể phẩm hạnh, chính thống, thiếu chuẩn bị, tuổi tác, hay văn hóa, tất cả đều đến với dòng nước vô tận của lòng thương xót Thiên Chúa.

George Eliot đã viết: “Khi thần chết đến, chúng ta không bao giờ hối hận vì đã dịu dàng ân cần nhưng vì đã gay gắt khắc nghiệt.”

Ronald Rolheiser.

፨ ፨ ፨ ፨ ፨ ፨ ፨ ፨ ፨ ፨ ፨ ፨ ፨ ፨ ፨ ፨ ፨ ፨ ፨ ፨ ፨ ፨ ፨

On Not Being Stingy With God’s Mercy

Today, for a number of reasons, we struggle to be generous and prodigal with God’s mercy.

As the number of people who attend church services continues to decline, the temptation among many of our church leaders and ministers is to see this more as a pruning than as a tragedy and to respond by making God’s mercy less, rather than more, accessible. For example, a seminary professor whom I know shares that, after forty years of teaching a course designed to prepare seminarians to administer the sacrament of penance, today sometimes the first question that the seminarians ask is: “When can I refuse absolution?”  In effect, how scrupulous must I be in dispensing God’s mercy?

To their credit, their motivation is mostly sincere, however misguided. They sincerely fear to play fast and loose with God’s grace, fearing that they might end up dispensing cheap grace.

Partly that’s a valid motive.  Fear of playing fast and loose with God’s grace, coupled with concerns for truth, orthodoxy, proper public form, and fear of scandal have their own legitimacy.  Mercy needs always to be tempered by truth. But sometimes the motives driving our hesitancy are less noble and our anxiety about handing out cheap grace arises more out of timidity, fear, legalism, and our desire, however unconscious, for power.

But even when mercy is withheld for the nobler of those reasons, we’re still misguided, bad shepherds, out of tune with the God whom Jesus proclaimed. God’s mercy, as Jesus revealed it, embraces indiscriminately, the bad and the good, the undeserving and the deserving, the uninitiated and the initiated. One of the truly startling insights that Jesus gave us is that the mercy of God, like the light and warmth of the sun, cannot go out to everyone. Consequently, it’s always free, undeserved, unconditional, universal in an embrace, and has a reach beyond all religion, custom, rubric, political correctness, mandatory program, ideology, and even sin itself.

For our part then, especially those of us who are parents, ministers, teachers, catechists, and elders, we must risk proclaiming the prodigal character of God’s mercy. We must not spend God’s mercy, as if it were ours to spend; dole out God’s forgiveness, as if it was a limited commodity; put conditions on God’s love, as if God was a petty tyrant or a political ideology; or cut off cut access to God, as if we were the keeper of the heavenly gates. We aren’t. If we tie God’s mercy to our own timidity and fear, we limit it to the size of our own minds.

It is interesting to note in the gospels how the apostles, well-meaning of course, often tried to keep certain people away from Jesus as if they weren’t worthy as if they were an affront to his holiness or would somehow stain his purity. So they perennially tried to prevent children, prostitutes, tax collectors, known sinners, and the uninitiated of all kinds from coming to Jesus.  However, always Jesus over-ruled their attempts with words to this effect: “Let them come! I want them to come.”

Early on in my ministry, I lived in a rectory with a saintly old priest. He was over eighty, nearly blind, but widely sought out and respected, especially as a confessor. One night, alone with him, I asked him this question: “If you had your priesthood to live over again, would you do anything differently?” From a man so full of integrity, I fully expected that there would be no regrets. So his answer surprised me. Yes, he did have a regret, a major one, he said: “If I had my priesthood to do over again, I would be easier on people the next time. I wouldn’t be so stingy with God’s mercy, with the sacraments, with forgiveness. I fear I’ve been too hard on people. They have pain enough without me and the church laying further burdens on them. I should have risked God’s mercy more!”

I was struck by this because, less than a year before, as I took my final exams in the seminary, one of the priests who examined me, gave me this warning: “Be careful,” he said, “don’t be soft. Only the truth sets people free. Risk truth over mercy.”

As I age, I am ever more inclined to the old priest’s advice: We need more to risk God’s mercy. The place of justice and truth should never be ignored, but we must risk letting the infinite, unbounded, unconditional, undeserved mercy of God flow free.

But, like the apostles, we, well-intentioned persons, are forever trying to keep certain individuals and groups away from God’s mercy as it is offered in word, sacrament, and community. But God doesn’t want our protection. What God does want is for everyone, regardless of morality, orthodoxy, lack of preparation, age, or culture, to come to the unlimited waters of divine mercy.

George Eliot once wrote: “When death, the great reconciler, has come, it is never our tenderness that we repent of, but our severity.”