Thông Báo

Chứng Nhân

LOẠI BÀI VIẾT: _Tiêu điểm

Từ Máng Cỏ đến Thập Giá

Có một số chi tiết trong lịch sử cứu độ nói to với mọi người: điều này quan trọng! Ngay từ đầu, theo nghĩa đen, biểu tượng gỗ là điều quan trọng. Thiên Chúa muốn sử dụng sợi dây liên tiếp này có trong bức thư tình của Ngài gửi cho thế giới (Kinh Thánh) để tiết lộ điều tốt đẹp về chính Ngài và chúng ta – những người được kêu gọi.

Ađam và Êva có thể ăn trái của bất cứ cây nào, trừ cây ở giữa vườn, cây biết thiện và ác. Họ được báo cho biết rằng nếu ăn trái của cây đó thì họ sẽ phải chết. Với điều này, chúng ta hiểu sâu sắc hơn về tư duy của Thiên Chúa ngay từ khi Ngài tạo dựng loài người: chúng ta được sống vĩnh viễn, cả thể xác và linh hồn. Con rắn đến và dụ dỗ Ađam và Êva lấy trái vì nó tuyệt vời lắm, nếu họ ăn trái đó thì “họ sẽ nên như những vị thần biết điều thiện điều ác.” (St 3:5) Cây là phương tiện mà tội lỗi, sự dữ và sự chết xâm nhập thế gian.

Gỗ mang lại tác hại cho loài người vì chúng ta nghĩ mình có thể xác định điều gì đúng hoặc sai. Do đó, tất cả tội lỗi là sự lặp lại của điều đầu tiên này. Đó là sự kết hợp của sự thiếu tin tưởng vào Chúa, thói ích kỷ và tính tham lam. Chúng ta không thực sự mua nó mà Chúa đã ban đủ cho chúng ta, chúng ta muốn nhận hơn là cho, và chúng ta muốn nhận nhiều hơn mặc dù chúng ta đã được trao ban tất cả. Đời sống thiêng liêng là một cuộc hành trình liên tục xoay quanh cây tri thức về điều thiện và điều ác, chúng ta thường theo đuổi ước muốn của mình là tin tưởng vào những gì Chúa dành sẵn cho chúng ta. Gỗ của cây này lần lữa trong bóng tối khi nhân loại tiếp tục từ chối Thiên Chúa và tự chọn chính mình.

Khi ông Nô-ê đến hiện trường, chúng ta được cho biết rằng ông là người duy nhất trên trái đất là người công chính và hoàn hảo. (St 6:9) Một trận lụt xảy ra, không phải vì lòng căm thù của Thiên Chúa, mà do thuốc chữa tâm linh. Trái đất đầy những người không thực sự sống về thể xác và linh hồn. Họ đã hư hỏng và Thiên Chúa muốn bắt đầu một giao ước mới – Tân Ước. Cây đã chiến thắng trong lòng họ, vì vậy ông Nô-ê được hướng dẫn đóng một con tàu bằng gỗ. (St 6:14-16) Con tàu này được làm bằng gỗ xẻ từ cây, và sẽ trở thành công cụ cứu rỗi cho nhân loại. Cũng như khi cho rằng cái ác của cây đã chiến thắng, Thiên Chúa quyết định dùng gỗ của cây để cứu chuộc và cứu thoát.

Theo Kinh Thánh, chúng ta đi qua Tháp Babel và đến thời Ápraham. Ông và bà vợ Sara đã lớn tuổi và hiếm muộn. Thiên Chúa gọi Ápraham là “tổ phụ của các dân tộc” mặc dù ông không có con nối dõi. Sự tin tưởng tuyệt đối của ông làm cho ông trở nên bản thiết kế đặc biệt về niềm tin vào Thiên Chúa. Khi Isaác sinh ra, có niềm hân hoan và sung mãn lớn lao. Đến khi Thiên Chúa yêu cầu ông Ápraham dâng Issác lại cho Ngài, giết chính con trai, mà đứa con đó là người sẽ đảm bảo giao ước đã hứa với ông Ápraham được hoàn thành. (St 22:1-14)

Ông Ápraham không do dự. Ông nói với con trai rằng hai cha con sẽ tế lễ trên núi. Một chi tiết thường bị bỏ qua là sự kiện Issác mang gỗ làm của lễ vì người cha đã “lấy củi dùng để đốt lễ toàn thiêu đặt lên vai Isaác.” (St 22:6) Thấy rõ hình ảnh người con trai vác củi trên vai khi leo lên đồi chịu chết. Ngay trước lúc ông Ápraham chuẩn bị xuống dao, thiên sứ của Thiên Chúa liền ngăn cản ông. Tại nơi của Isaác, ông Áp-ra-ham thấy phía sau có con cừu đực bị mắc sừng trong bụi cây, ông liền đi bắt con cừu ấy mà dâng làm lễ toàn thiêu thay cho con mình. Người con trai vác củi lên đồi để tế lễ, là chính sự sống của người con, đã không được chấp nhận, và Thiên Chúa sẽ làm điều này cho chính Ngài.

Gỗ cũng có nhiều vai trò trong cuộc đời của Môsê. Từ tiếng gọi của Đức Chúa nơi bụi cây đang cháy (Xh 3:1-6) đến cây gậy uy quyền của ông biến thành một con rắn trước mặt pharaô (Xh 7:10) và rẽ nước Biển Đỏ, (Xh 14:16) rõ ràng là chủ đề này vẫn tiếp tục. Nổi bật nhất, trong số các ý nghĩa về gỗ là con rắn được gắn trên một cột gỗ. (Ds 21) Dân Israel bị rắn cắn và chết hàng loạt. Thiên Chúa truyền cho Môsê treo một con rắn đồng trên cột gỗ và yêu cầu người ta nhìn lên nó nếu bị rắn cắn. Việc nhìn vào gỗ sẽ cứu họ và cuối cùng sẽ cứu chúng ta.

Mối liên hệ giữa những trường hợp trước đây trong Kinh Thánh và cuộc đời của Đức Kitô đều rõ ràng và tốt đẹp. Khi Thiên Chúa trở thành một Con Người như chúng ta, Ngài được đặt trong một máng ăn bằng gỗ dành cho động vật – máng cỏ. (Lc 2:16) Cha nuôi của Chúa Giêsu là một thợ mộc có việc làm để sinh sống là tạo các đồ vật từ gỗ. Chắc hẳn Chúa Giêsu đã ở trong xưởng để học những điều này từ Dưỡng Phụ của Ngài, và cả hai đều có thể nhớ lại vô số câu chuyện về công việc làm mộc. Những người bạn thân nhất và các môn đệ của Chúa Giêsu là những người đánh cá, những người kiếm sống bằng nghề đóng tàu gỗ.

Cuối cùng, Chúa Giêsu chết trên gỗ Thánh Giá. Đây là lúc sự cứu rỗi của chúng ta chiến thắng và tội lỗi ban đầu đã chiến thắng xung quanh cây gỗ trong vườn được cứu chuộc. Khi Đức Kitô ôm lấy Thập Giá của Ngài, vác nó đi, bị đóng đinh vào đó, và bị treo trên đó, Ngài đã đau khổ khi suy ngẫm về mức độ ảnh hưởng của cây gỗ mà Ngài phải vác và ảnh hưởng đối với mọi linh hồn.

Từ đầu đến cuối, gỗ nói với thế giới rằng chúng ta đang rất cần sự cứu rỗi, và chúng ta có thể chiến thắng tội lỗi của cây nếu chúng ta bám vào tình yêu được thể hiện trên gỗ của Thập Giá.

Phúc cho ai có Chúa Cứu Thế, Đấng sinh ra vào lễ Giáng Sinh và chết trên đồi Canvê.

THOMAS GRIFFIN
TRẦM THIÊN THU (chuyển ngữ từ CatholicExchange.com)