Thông Báo

Chứng Nhân

LOẠI BÀI VIẾT: _Tiêu điểm

Tìm Thiên Chúa giữa rất nhiều tiếng gọi/ Searching for God Among Many Voices

Chúng ta bị bao vây bởi rất nhiều tiếng gọi. Hiếm có giây phút nào trong đời sống mà chúng ta không có ai hay không có cái gì đang gọi tới, ngay cả trong giấc ngủ, những giấc mơ và những cơn ác mộng cũng bắt chúng ta phải chú ý. Và mỗi một tiếng gọi đều có nhịp điệu và thông điệp riêng của nó. Một số giọng mời gọi chúng ta bước vào, hứa hẹn một cuộc sống tươi đẹp nếu chúng ta làm cái này hay cái nọ, mua sản phẩm này hay ý tưởng kia; một số giọng đe dọa chúng ta. Một số giọng dẫn dắt chúng ta đến gần với thù hận, cay đắng và tức giận, có những giọng khác đòi hỏi chúng ta cố gắng hướng tới thương yêu, lòng biết ơn và tha thứ. Một số tiếng gọi nói với chúng ta rằng chúng đùa cợt và vui nhộn, chứ không phải là chuyện nghiêm túc, lại có những tiếng gọi khác tuyên bố hùng hồn rằng mình là cấp bách và quan trọng, là tiếng gọi của chân lý không thể kỳ kèo, tiếng gọi của Thiên Chúa.

Trong tất cả những tiếng đó, đâu là tiếng gọi của Thiên Chúa? Làm thế nào chúng ta nhận ra tiếng gọi của Thiên Chúa giữa tất cả những giọng đó và khi đang theo những tiếng gọi đó?

Không dễ trả lời. Như Thánh Kinh nói cho chúng ta biết, Thiên Chúa là tác giả của tất cả những gì tốt đẹp, cho dù chúng có mang nhãn tôn giáo hay không. Vì thế, tiếng gọi của Thiên Chúa nằm trong mọi sự vật và sự việc không bộc lộ một liên hệ rõ rệt với đức tin và tôn giáo, cũng giống như tiếng gọi của Thiên Chúa không nằm trong tất cả những sự vật và sự việc giả dạng tôn giáo. Nhưng làm sao chúng ta phân biệt được?

Chúa Giê-su cho chúng ta một hình ảnh ẩn dụ tuyệt vời để suy ngẫm, nhưng nó chính xác chỉ là một phép ẩn dụ: Người nói với chúng ta rằng Người là “Mục Tử Tốt Lành,” các con chiên của Người sẽ nhận ra tiếng gọi của Người giữa tất cả những tiếng gọi khác. Ban đêm, để bảo vệ và để các con cừu có bầu bạn, các mục tử thường đưa tất cả các đàn cừu của mình vào một bãi quây trên đồng. Sáng hôm sau, họ tách các đàn ra bằng cách cất tiếng gọi các con cừu của đàn mình. Mỗi mục tử luyện cho những con cừu của mình quen với giọng của mình và chỉ có giọng đó mà thôi. Mục tử thường đi cách xa bãi quây rồi gọi các con cừu, thường là bằng tên riêng của chúng, và rồi chúng sẽ đi theo anh ta. Những con cừu của anh đã quá quen với giọng của anh nên chúng sẽ không đi theo tiếng gọi của người chăn cừu khác, kể cả khi người đó cố lừa chúng (những người chăn cừu thường làm như vậy để ăn cắp cừu của người khác) bằng cách giả giọng chủ. Giống như một đứa bé con, đến một lúc sẽ không thấy thích thú với giọng âu yếm của người trông trẻ nữa mà chỉ muốn và cần giọng của mẹ mình, mỗi con cừu đều nhận ra một cách mật thiết tiếng gọi đang bảo vệ chúng và sẽ không đi theo tiếng gọi khác.

Chúng ta cũng như vậy: Giữa tất cả những tiếng gọi đang bao quanh và dẫn dụ, làm sao chúng ta phân biệt được nhịp điệu riêng biệt tiếng gọi của Thiên Chúa? Đâu là tiếng gọi của Người Mịc Tử Tốt Lành?

Không hề có câu trả lời dễ dàng và đôi khi điều tốt nhất chúng ta có thể làm được là tin vào linh tính của mình về điều gì đúng điều gì sai. Nhưng có nhiều nguyên tắc từ Chúa Giê-su, Thánh Kinh, và từ những mạch nguồn sâu thẳm của truyền thống Ki-tô của chúng ta vốn có thể giúp ích cho chúng ta. Dưới đây là một loạt các nguyên tắc giúp chúng ta phân biệt được tiếng gọi của Thiên Chúa giữa vô vàn tiếng đang gọi chúng ta. Đâu là nhịp điệu riêng biệt trong tiếng gọi của Người Mục Tử Tốt Lành?- Tiếng gọi của Thiên Chúa được nhận ra trong những lời thì thầm và giọng khẽ, cũng như trong sấm chớp và bão giông.- Tiếng gọi của Thiên Chúa được nhận ra ở đâu có vui vẻ, sức khỏe, màu sắc, hài hước và ngay cả ở đâu có chết chóc, đau khổ, nghèo khổ, tinh thần xuống thấp.- Tiếng gọi của Thiên Chúa được nhận ra trong những gì mời gọi chúng ta tới những gì cao hơn, đặt riêng chúng ta ra để dành cho những công việc, mời gọi chúng ta đến với thần thánh, cũng như trong những gì mời gọi chúng ta đến với lòng khiêm tốn, ngấm sâu trong lòng  nhân đạo, và trong những gì không chịu phỉ báng lòng nhân đạo.- Tiếng gọi của Thiên Chúa được nhận ra trong những gì có vẻ “xa lạ”, như là kẻ khác, “kẻ xa lạ” trong đời sống chúng ta, cũng như trong tiếng gọi chúng ta về chốn quê nhà thân thuộc.- Tiếng gọi của Thiên Chúa là tiếng gọi thách thức nhất và kéo căng chúng ta nhất, cũng như đó là tiếng gọi duy nhất mà rốt cùng xoa dịu và an ủi chúng ta. – Tiếng gọi của Thiên Chúa bước vào đời chúng ta như là quyền năng lớn lao nhất trong mọi quyền năng, cũng như nó vĩnh viễn nằm trong những gì mong manh dễ bị thương tổn, giống như một đứa bé yếu đuối trên cọng rơm.- Tiếng gọi của Thiên Chúa luôn luôn được nghe thấy theo cách được ưu ái ở nơi người nghèo, cũng như nó báo hiệu cho chúng ta qua giọng của các nghệ sĩ và người trí thức.- Tiếng gọi của Thiên Chúa luôn luôn mời gọi chúng ta sống vượt lên trên mọi nỗi sợ hãi, cũng như nó gợi cảm hứng về nỗi sợ hãi thiêng liêng.- Tiếng gọi của Thiên Chúa luôn luôn được nghe thấy trong quà tặng của Chúa Thánh thần, cũng như nó mời gọi chúng ta đừng bao giờ chối gạt những nỗi phức tạp của thế giới này và của cuộc sống chính mình.- Tiếng gọi của Thiên Chúa luôn luôn được nghe thấy ở bất cứ nơi nào có niềm sung sướng đích thực và lòng biết ơn đích thực, cũng như nó đòi hỏi chúng ta gạt bỏ cái tôi của mình, hy sinh vì nghĩa lớn và thong dong coi mọi chuyện trên trần gian này là tương đối.

Dường như, tiếng gọi của Thiên Chúa vĩnh viễn tìm thấy trong nghịch lý.

Sưu tầm

፨ ፨ ፨ ፨ ፨ ፨ ፨ ፨ ፨ ፨ ፨ ፨ ፨ ፨ ፨ ፨ ፨

Searching for God Among Many Voices

፨ ፨ ፨ ፨ ፨ ፨ ፨ ፨ ፨ ፨ ፨ ፨ ፨ ፨ ፨ ፨ ፨

We are surrounded by many voices. There’s rarely a moment within our waking lives that someone or something isn’t calling out to us and, even in our sleep, dreams and nightmares ask for our attention.  And each voice has its own particular cadence and message. Some voices invite us in, promising us life if we do this or that or buy a certain product or idea; others threaten us. Some voices beckon us towards hate, bitterness, and anger, while others challenge is towards love, graciousness, and forgiveness. Some voices tell us that they are playful and humorous, not to be taken seriously, even as others trumpet that they are urgent and weighty, the voice of non-negotiable truth, God’s voice.

Within all of these: Which is the voice of God? How do we recognize God’s voice among and within all of these voices?

That’s not easy to answer. God, as the scriptures tell us, is the author of everything that’s good, whether it bears a religious label or not. Hence, God’s voice is inside of many things that are not explicitly connected to faith and religion, just as God’s voice is also not in everything that masquerades as religious.  But how do we discern that?

Jesus leaves us a wonderful metaphor to work with, but it’s precisely only a metaphor: He tells us that he is the “Good Shepherd” and that his sheep will recognize his voice among all other voices. In sharing this metaphor, he is drawing upon a practice that was common among shepherds at the time: At night, for protection and companionship, shepherds would put their flocks together into a common enclosure. They would then separate the sheep in the morning by using their voices. Each shepherd had trained his sheep to be attuned to his voice and his voice only. The shepherd would walk away from the enclosure calling his sheep, often times by their individual names, and they would follow him. His sheep were so attuned to his voice that they would not follow the voice of another shepherd, even if that shepherd tried to trick them (shepherds often did this to try to steal someone else’s sheep) by imitating the voice of their own shepherd. Like a baby who, at a point, will no longer be cuddled by the voice of a babysitter, but wants and needs the voice of the mother, each sheep recognized intimately the voice that was safeguarding them and would not follow another voice.

So too with us: among all the voices that surround and beckon us, how do we discern the unique cadence of God’s voice? Which is the voice of the Good Shepherd?

There’s no easy answer and sometimes the best we can do is to trust our gut-feeling about right and wrong. But we have a number of principles that come to us from Jesus, from scripture, and from the deep wells of our Christian tradition that can help us.

What follows is a series of principles to help us discern God’s voice among the multitude of voices that beckon us. What is the unique cadence of the voice of the Good Shepherd?

  • The voice of God is recognized both in whispers and in soft tones, even as it is recognized in thunder and in the storm.
  • The voice of God is recognized wherever one sees life, joy, health, color, and humor, even as it is recognized wherever one sees dying, suffering, conscription poverty, and a beaten-down spirit.
  • The voice of God is recognized in what calls us to what’s higher, sets us apart, and invites us to holiness, even as it is recognized in what calls us to humility, submergence into humanity, and in that which refuses to denigrate our humanity.
  • The voice of God is recognized in what appears in our lives as “foreign”, as other, as “stranger”, even as it is recognized in the voice that beckons us home.
  • The voice of God is the one that most challenges and stretches us, even as it the only voice that ultimately soothes and comforts us.
  • The voice of God enters our lives as the greatest of all powers, even as it forever lies invulnerability, like a helpless baby in the straw.
  • The voice of God is always heard in a privileged way in the poor, even as it beckons us through the voice of the artist and the intellectual.
  • The voice of God always invites us to live beyond all fear, even as it inspires holy fear.
  • The voice of is heard inside the gifts of the Holy Spirit, even as it invites us never to deny the complexities of our world and our own lives.
  • The voice of God is always heard wherever there is genuine enjoyment and gratitude, even as it asks us to deny ourselves, die to ourselves, and freely relativize all the things of this world.

The voice of God, it would seem, is forever found in paradox.