Thông Báo

Chứng Nhân

LOẠI BÀI VIẾT: Chiêm nghiệm và cầu nguyện

Phút suy tư: Sự vô tận của Thiên Chúa

 

Tôi chắc là, nhiều người trong chúng ta đã được thêm hứng khởi khi xem bộ phim ‘Thần và Nhân’ kể lại câu chuyện một nhóm các đan sĩ dòng Xitô, sau một quyết định đau đớn là không chạy trốn tình hình bạo lực ở Algeria vào thập niên 1990, cuối cùng đã tử đạo dưới tay những người Hồi giáo cực đoan vào năm 1996. Mới đây, tôi được lên tinh thần khi đọc nhật ký của một trong các đan sĩ đó, thầy Christophe Lebreton. Được xuất bản với tựa đề, ‘Sinh ra từ Ánh mắt Thiên Chúa, Nhật ký của một Tu sĩ Tử đạo,’ nhật ký của thầy ghi lại ba năm cuối đời và cho chúng ta một thấu suốt về thầy, về cộng đoàn của thầy, và về quyết định ở lại Algeria bất chấp phải đối diện với cái chết.

Trong một trang nhật ký, thầy Christophe chia sẻ một lần, giữa tình cảnh bị thù ghét và đe dọa, giữa một bên là những người Hồi giáo cực đoan và bên kia là chính quyền tham nhũng, khi tìm kiếm lý do để hy vọng, thầy tìm được bài thơ Cái giếng của nhà thơ Pháp Jean-Claude Renard:

Nhưng làm sao dám chắc đã quá trễ

Để thành toàn khát khao

Nên hãy nhẫn nại khi ân sủng vẫn còn

Và khi luôn luôn, có lẽ, có điều gì hay

Ai đó nói lên từ thâm sâu thinh lặng và trần trụi

Rằng một ngọn lửa khôn tả triền miền xoáy sâu chúng ta

Phía dưới đất hoang đầy gai nhọn

Một giếng nước không bao giờ cạn

Một giếng nước không bao giờ cạn.

Có lẽ đây là căn cứ thực sự để hy vọng.

Với tất cả chúng ta, có những lúc trong đời, dường như mất hy vọng, khi chúng ta nhìn vào thế giới hay nhìn vào bản thân, một cách vô thức hay ý thức mà nghĩ rằng: ‘Quá trễ rồi! Đã đi quá xa rồi! Không gì có thể cứu vãn! Mọi chước cách để thay đổi đã dùng hết rồi! Thật vô vọng!”

Nhưng cảm giác khủng hoảng tự nhiên này có thực sự là mất hết hy vọng hay không? Không nhất thiết là thế. Thật vậy, chính khi chúng ta cảm nhận thế này, khi chúng ta đầu hàng cảm giác rằng mình đã dùng hết mọi chước cách, thì hy vọng có thể đến và thay thế kẻ mạo danh nó, là những suy nghĩ mong ước và lạc quan tự nhiên. Vậy hy vọng là gì?

Chúng ta thường lầm hy vọng với kiểu suy nghĩ mong ước và lạc quan tự nhiên, nhưng cả hai điều này chẳng giống chút gì với hy vọng. Suy nghĩ mong ước là không có căn cứ. Chúng ta có thể ước mình trúng số hoặc ước có cơ thể như một vận động viên cấp thế giới, nhưng ước muốn này không có thực tế để dựa vào. Nó chỉ là thuần ảo tưởng. Lạc quan, thì dựa trên tính khí tự nhiên và cũng không giống gì với hy vọng. Trong quyển sách mới của mình, Hy vọng không cần Lạc quan (Hope without Optimism) Terry Eagleton nhận định rằng lạc quan đơn thuần chỉ là tính khí tự nhiên và là nô lệ của tính khí ấy. ‘Người lạc quan bị xiềng xích vào sự vui vẻ.’ Hơn nữa, ông còn khẳng định rằng lăng kính đơn sắc của người lạc quan khác với người bi quan, chỉ ở một điểm duy nhất là, nó màu hồng chứ không phải màu xám. Hy vọng không phải là một ước mong hay tính khí, nhưng là một thái độ sống cần có căn cứ trên hiện thực vừa đủ? Vậy hiện thực vừa đủ là gì?

Jim Wallis, một nhân vật xuất chúng của đức cậy-hy vọng Kitô giáo trong thời đại chúng ta, nói rằng hy vọng của chúng ta không đặt trên những gì chúng ta thấy trên bản tin thế giới hằng đêm, bởi tin tức thì thay đổi luôn và vào một đêm nào đó sẽ rất tiêu cực khiến chúng ta có quá ít căn cứ để hy vọng. Ông đúng. Dù cho trong một tối nào đó, thế giới có tốt hơn hay tệ hơn, thì đó vẫn không đủ chứng cứ để chúng tin rằng mọi sự tận cùng sẽ tốt đẹp. Ngay đêm sau mọi chuyện đã thay đổi hoàn toàn.

Pierre Teilhard de Chardin, người không ngừng khẳng định rằng mình là con người đức cậy chứ không phải người lạc quan, đã từng nói rằng, có hai lý lẽ đủ cho đức cậy. Khi được hỏi xem nếu như chúng ta thổi bay thế giới với một trái bom nguyên tử, thì sẽ thế nào, cha đã trả lời: Như thế nghĩa là đi lùi lại hàng triệu năm lịch sử, nhưng dự định của Thiên Chúa cho địa cầu vẫn tiếp tục. Tại sao lại thế? Bởi Chúa Kitô đã hứa, và trong sự phục sinh, Thiên Chúa cho chúng ta thấy Ngài có quyền năng để thực hiện lời hứa đó. Cậy trông-Hy vọng là dựa vào lời hứa và quyền năng Thiên Chúa.

Nhưng vẫn còn một lý do khác để chúng ta hy vọng, một sự làm căn cứ cho hy vọng của chúng ta và cho những lý lẽ đủ để sống tin tưởng rằng cuối cùng mọi sự sẽ nên tốt. Và đó chính là sự vô biên của Thiên Chúa. Ẩn dưới chúng ta và vũ trụ, có một giếng nước không bao giờ cạn.

Mà chúng ta lại thường quên lãng hay hạ thấp giếng nước này theo mức độ hữu hạn của tâm hồn và tưởng tượng của mình. Thiên Chúa là Thiên Chúa phung phí, không cách nào hình dung được trong phạm vi thể lý, một Thiên Chúa đã tạo dựng và vẫn đang tạo dựng hàng tỷ tỷ vũ trụ. Hơn nữa, Thiên Chúa phung phí này, vượt quá tưởng tượng của chúng ta, nhưng đã được Chúa Giêsu mặc khải cho chúng ta là Đấng nhẫn nại và thương xót đến không tưởng tượng nổi. Không có giới hạn số lượng cơ hội cho chúng ta. Không có giới hạn nào đối với sự nhẫn nại của Thiên Chúa. Không có sự gì làm cạn nổi giếng nước thần thiêng.

Không bao giờ là quá trễ! Sự sáng tạo và lòng thương xót của Thiên Chúa là vô cùng vô tận.

Ronald Rolheiser

፨ ፨ ፨ ፨ ፨ ፨ ፨ ፨ ፨ ፨ ፨ ፨ ፨ ፨ ፨

God’s Inexhaustibility

Many of us, I am sure, have been inspired by the movie, Of Gods and Men, which tells the story of a group of Trappist monks who, after making a painful decision not to flee from the violence in Algeria in the 1990s, are eventually martyred by Islamic extremists in 1996.  Recently, I was much inspired by reading the diaries of one of those monks, Christophe Lebreton. Published under the title, Born from the Gaze of God, The Tibhirine Journal of a Martyr Monk, his diaries chronicle the last three years of his life and give us an insight into his, and his community’s, decision to remain in Algeria in the face almost certain death.

In one of his journal entries, Christophe shares how in this situation of hatred and threat, caught between Islamic extremists on one side and a corrupt government on the other, in seeking ground for hope, he draws upon a poem, The Well, by a French poet, Jean-Claude Renard:

But how can we affirm it’s already too late to fulfill the desire-so patient does the gift remain;

and when always, perhaps, something or someone says, from the depth of silence and nakedness,

that an ineffable fire continues to dig in us

beneath wastelands peopled by thorns

a well that nothing exhausts.

A well that nothing exhausts. Perhaps that is the real basis for hope.

For all of us, there are times in life when we seem to lose hope, when we look at the world or at ourselves and, consciously or unconsciously, think: “It’s too late! This has gone too far! Nothing can redeem this! All the chances to change this have been used up! It’s hopeless!”

But is this natural, depressive feeling, in fact, a loss of hope? Not necessarily. Indeed it is precisely when we feel this way when we have succumbed to the feeling that we have exhausted all of our chances, it’s then that hope can arrive and replace its counterfeits, wishful thinking, and natural optimism. What is hope?

We generally confuse hope with either wishful thinking or with natural optimism, both of which have little to do with hope. Wishful thinking has no foundation. We can wish to win a lottery or to have the body of a world-class athlete, but that wish has no reality upon which to draw. It’s pure fantasy.  Optimism, for its part, is based upon natural temperament and also has little to do with hope. Terry Eagleton, in a recent book, Hope without Optimism, suggests rather cynically that optimism is simply a natural temperament and an enslaving one at that: “The optimist is chained to cheerfulness.” Moreover, he asserts, that the optimist’s monochrome glaze over the world differs from pessimism only by being monochromatically rosy instead of monochromatically gray. Hope isn’t a wish or a mood; it is a perspective on life that needs to be grounded on a sufficient reality. What is that sufficient reality?

Jim Wallis, a salient figure of Christian hope in our time, says that our hope should not be grounded on what we see on the news of the world each night because that news constantly changes and, on any given night, can be so negative so as to give us little ground for hope. He’s right. Whether the world seems better or worse on a given evening is hardly sufficient cause for us to trust that in the end, all will be well. Things might change drastically the next night.

Pierre Teilhard de Chardin, who perennially protested that he was a man of hope rather than of optimism, in an answer to a question, once suggested that there are two sufficient reasons for hope. Asked what would happen if we blew up the world with an atomic bomb, he replied: That would set things back a few million years, but God’s plan for the earth would still come about. Why? Because Christ promised it and, in the resurrection, God shows that God has the power to deliver on that promise. Hope is based on God’s promise and God’s power.

But there is still another reason for our hope, something else that grounds our hope and gives us sufficient reason to live in trust that eventually all will be well, namely, God’s inexhaustibility. Underneath and beneath, beneath us and beneath our universe, there is a well that nothing exhausts.

And it is this which we so often forget or slim down to the limited size of our own hearts and imaginations: God is a prodigal God, almost unimaginable in the scope of physical creation, a God who has created and is still creating billions upon billions of universes. Moreover, this prodigal God, so beyond our imagination in creativity, is, as has been revealed to us by Jesus, equally unimaginable in patience and mercy. There is never an end to our number of chances. There is no limit to God’s patience. There is nothing that can ever exhaust the divine well.

It’s never too late! God’s creativity and mercy are inexhaustible.