Thông Báo

Chứng Nhân

LOẠI BÀI VIẾT: Phút suy tư

Phút suy tư: ĐƯA Vết Thương CỦA CHÚNG TA ĐẾN VỚI Phép Thánh Thể

Gần đây có người tìm đến tôi xin giúp đỡ. Ông mang những vết thương hằn sâu, không phải là vết thương thể xác, mà là vết thương linh hồn. Điều khiến tôi thấy ngạc nhiên lúc đầu là, dù ông bị tổn thương trầm trọng, nhưng lại không thống khổ cùng cực cả thưở nhỏ lẫn lúc trưởng thành. Dường như ông chỉ phải chịu những vết bầm tím chợt da như mọi người khác: là vài lần bị xem thường, bị bắt nạt, chưa từng là nhân vật được yêu thích, thấy không hài lòng với cơ thể mình, chịu đối xử không công bằng trong gia đình và anh chị em, nản lòng trong sự nghiệp, bất công nơi làm việc, cảm giác mình luôn mãi bị làm ngơ, cảm nhận mình không bao giờ được người ta hiểu và cảm kích, thấy thương thân trách phận và thiếu tự tin.

Nhưng ông là người nhạy cảm và kết hợp của tất cả những chuyện nhỏ nhặt này cho đến tuổi trung niên, khiến ông không thể trở thành một người có tuổi hạnh phúc dễ thương như ông muốn. Thay vào đó, ông luôn mãi mắc kẹt trong một kiểu quy kỷ bị tổn thương, cụ thể là một sự lo lắng quy ngã đi cùng cảm giác rằng cuộc sống đã không công bằng với ông. Do đó, ông luôn dồn hết tâm trí vào việc tự vệ và phẫn uất những người có thể tiến tới một cách tự tin và yêu thương. Chính ông đã nói với tôi, “Tôi ghét khi thấy những người như Mẹ Têrêxa và Đức Gioan Phaolô quá tự tin nói về trái tim lớn của mình. Tôi luôn thấy phẫn uất và nghĩ: “Các người thật may mắn! Các người chưa phải chịu những chuyện tôi gặp phải trong đời!”

Người này đã được trị liệu chuyên ngành để giúp ông tự nhận thức bản thân sâu sắc hơn, nhưng vẫn không thể khiến ông vượt qua những vết thương của mình. “Tôi có thể làm gì với những vết thương này đây?” ông đã hỏi tôi thế.

Tôi trả lời ông, cũng như cho tất cả những người đang bị tổn thương rằng: Hãy đưa những vết thương đó đến với Phép Thánh Thể. Mỗi lần ông đến với Phép Thánh Thể, đứng cạnh bàn thờ, rước lễ, thì hãy dâng sự bất lực và tê dại của ông lên Chúa, xin Ngài chạm đến thân xác ông, trái tim ông, ký ức, cả sự cay đắng, thiếu tự tin, sự quy kỷ, yếu đuối của ông. Hãy đưa thân thể và trái tim đau đớn của ông lên Chúa. Hãy giải bày sự bất lực của ông bằng những lời đơn sơ khiêm nhượng.

Xin chạm đến con.                                                                                                                                                                                                                                                                                                                              Xin cất đi những vết thương của con.                                                                                                                                                                                                                                                                                              Xin cất đi hoang tưởng của con.                                                                                                                                                                                                                                                                                                    Xin cho con nên trọn.                                                                                                                                                                                                                                                                                                                        Xin tha thứ cho con.                                                                                                                                                                                                                                                                                                                          Xin sưởi ấm tim con.                                                                                                                                                                                                                                                                                                                              Xin cho con sức mạnh mà tự con không có được.

Hãy cầu nguyện bằng lời kinh này, không phải chỉ khi rước lễ và đón nhận Mình Thánh Chúa Kitô, nhưng nhất là trong Kinh nguyện Thánh Thể, bởi chạm đến chúng ta không chỉ là một nhân thể của Chúa Giêsu, mà là cả một sự kiện linh thánh. Đây là một phần của Phép Thánh Thể mà chúng ta thường không hiểu được, nhưng một phần của Phép Thánh Thể là để biến đổi và chữa lành những thương tích và tội lỗi. Trong Kinh nguyện Thánh Thể chúng ta chiêm niệm “lễ hy tế” của Chúa Giêsu, nghĩa là khi Chúa Giêsu mang lấy tội lỗi vì chúng ta. Trong thời khắc thâm kín đó có rất nhiều sự xảy ra. Về căn bản, trong cuộc thương khó và cái chết, Chúa Giêsu mang lấy những vết thương của chúng ta, sự yếu đuối, bất toàn, tội lỗi của chúng ta, Ngài chết đi trong chúng, rồi bằng tình yêu và tín thác Ngài đưa chúng đến toàn vẹn.

Mỗi lần đến với Phép Thánh Thể là chúng ta để sự kiện mang tính biến đổi đó chạm đến chúng ta, đến những vết thương của chúng ta, đến sự bất tín, tội lỗi, những tê liệt cảm xúc của chúng ta, và đưa chúng ta biến đổi trở nên trọn vẹn, đầy sinh lực, vui mừng và yêu thương.

Phép Thánh Thể chính là phương thuốc tối cùng. Tôi tin là có nhiều loại trị liệu thể xác và tinh thần rất có giá trị, chẳng hạn như chương trình 12 bước, hay việc chân thành chia sẻ những thương tích của mình với những người ta tin tưởng. Và tôi cũng tin rằng một sự tự tác động theo ý chí cũng đầy giá trị, chẳng hạn như khi Chúa Giêsu mời gọi người bại liệt: Hãy đứng dậy, vác chõng mà đi! Chúng ta không nên để mình bị tê liệt bởi nhạy cảm quá đáng và thương thân trách phận. Thiên Chúa đã cho chúng ta làn da để che phủ những dây thần kinh mà.

Nhưng khi thừa nhận như thế, chúng ta vẫn không thể chữa lành cho bản thân mình. Những phép trị liệu, sự tự thông hiểu, những người bạn thân thương, và nỗ lực có đường hướng có thể đưa chúng ta đi được một quãng dài, nhưng không phải là đi cho trọn đường đến chữa lành trọn vẹn. Sự chữa lành trọn vẹn đến nhờ việc chạm vào sự linh thánh, và được chạm vào. Cụ thể hơn, các Kitô hữu chúng ta tin rằng cái chạm này bao gồm việc sự linh thánh đó chạm vào nơi thương tích nhất, bất lực nhất, tội lỗi nhất của chúng ta. Và cái chạm đó chính là trong cái chết và phục sinh của Chúa Giêsu, khi Thiên Chúa trở nên tội lỗi vì chúng ta, là trong kinh nguyện Thánh Thể và khi chúng ta đón nhận Mình Thánh Chúa Kitô.

Chúng ta cần đưa những thương tích của mình đến với Phép Thánh Thể bởi chính là nơi có tình yêu và sinh lực linh thánh, có thể ghi dấu và chữa lành cho tất cả những gì đang rạn vỡ trong cuộc đời chúng ta.

Ronald Rolheiser

፨ ፨ ፨ ፨ ፨ ፨ ፨ ፨ ፨ ፨ ፨ ፨ ፨ ፨ ፨

TAKING OUR WOUNDS TO THE EUCHARIST

Recently a man came to me, asking for help.  He carried some deep wounds, not physical wounds, but emotional wounds to his soul.  What surprised me initially was that, while he was deeply wounded, he had not been severely traumatized either in childhood or adulthood. He seemed to have just had to absorb the normal bumps and bruises that everyone has to absorb: some belittling, some bullying, never being the favorite, dissatisfaction with his own body, unfairness within his family and siblings, career frustration, unfairness in his workplace, the sense of being chronically ignored, the sense of never being understood and appreciated, and the self-pity and lack of self-confidence that results from this.

But he was a sensitive man and the combination of all these seemingly little things left him, now in late mid-life, unable to be the gracious, happy Elder he wanted to be. Instead, by his own admission, he was chronically caught-up in a certain wounded self-absorption, namely, in a self-centered anxiety that brought with it the sense that life had not been fair to him. Consequently, he was forever somewhat focused on self-protection and was resentful of those who could step forward openly in self-confidence and love. “I hate it,” he shared, “when I see persons like Mother Teresa and Pope John Paul speak so with such easy self-confidence about how big their hearts are. I always fill with resentment and think: ‘Lucky you!’ You haven’t had to put up with what I’ve had to put up with in life!”

This man had been through some professional therapy that had helped bring him to a deeper self-understanding, but still left him paralyzed in terms of moving beyond his wounds. “What can I do with these wounds?” he asked.

My answer to him, as for all of us who are wounded, is: Take those wounds to the Eucharist. Every time you go to a Eucharist, stand by an altar, and receive communion, bring your helplessness and paralysis to God, ask him to touch your body, your heart, your memory, your bitterness, your lack of self-confidence, your self-absorption, your weaknesses, your impotence.  Bring your aching body and heart to God. Express your helplessness in simple, humble words: Touch me. Take my wounds. Take my paranoia. Make me whole. Give me forgiveness. Warm my heart. Give me the strength that I cannot give myself.

Pray this prayer, not just when you are receiving communion and being physically touched by the body of Christ, but especially during the Eucharistic prayer because it is there that we are not just being touched and healed by a person, Jesus, but we are also being touched and healed by a sacred event. This is the part of the Eucharist we generally do not understand, but it is the part of the Eucharist that celebrates transformation and healing from wound and sin. In the Eucharist prayer we commemorate the “sacrifice” of Jesus, that is, that event where, as Christian tradition so enigmatically puts it, Jesus was made sin for us. There is a lot in that cryptic phrase. In essence, in his suffering and death, Jesus took on our wounds, our weaknesses, our infidelities, and our sins, died in them, and then through love and trust brought them to wholeness.

Every time we go to Eucharist we are meant to let that transforming event touch us, touch our wounds, our weaknesses, our infidelities, our sin, and our emotional paralysis and bring us to a transformation in wholeness, energy, joy, and love.

The Eucharist is the ultimate healer. There is, I believe, a lot of value in various kinds of physical and emotional therapies, just there is immeasurable value in 12-Step programs and in simply honestly sharing our wounded selves with people we trust. There is too, I believe, value in a certain willful self-effort, in the challenge contained in Jesus’ admonition to a paralyzed man: Take up your couch and walk! We should not allow ourselves to be paralyzed by hyper-sensitivity and self-pity. God has given us skin to cover our rawest nerves.

But, with that being admitted, we still cannot heal ourselves.  Therapy, self-understanding, loving friends, and disciplined self-effort can take us only so far, and it is not into full healing. Full healing comes from touching and being touched by the sacred. More particularly, as Christians, we believe that this touching involves a touching of the sacred at that place where it has most particularly touched our own wounds, helplessness, weaknesses, and sin, that place, where God “was made sin for us”. That place is the event of the death and rising of Jesus and that event is made available to us, to touch and enter into, in the Eucharistic prayer and in receiving the body of Christ in communion.

We need to bring our wounds to the Eucharist because it is there that the sacred love and energy that lie at the ground of all that breathes can cauterize and heal all that is not whole within us.