Thông Báo

Chứng Nhân

LOẠI BÀI VIẾT: Chiêm nghiệm và cầu nguyện

Phút suy tư: Chúng ta có Tư Tưởng (tâm trí) của Đức Kitô * Thiên Chúa muốn chữa lành những trái tim chia rẽ của chúng ta

Sự khôn ngoan thông thường cho chúng ta biết rằng một nền giáo dục đại học không phải là chủ yếu về việc tham gia các khóa học, đọc sách hoặc thi đậu. Tất nhiên đây là tất cả các phần quan trọng của kinh nghiệm đại học. Nhưng những loại đo lường này có xu hướng tập trung vào một mức độ bề mặt hơn. Ở một mức độ sâu hơn, giá trị của một nền giáo dục đại học hệ tại ở cách tư tưởng của một sinh viên có thể được định hình – đặc biệt khi họ học cách suy nghĩ một cách logic, viết rõ ràng và nói một cách tự tin.

Chúng ta có thể nói điều tương tự về cuộc sống của chúng ta với Chúa. Tất cả thời gian chúng ta đưa vào việc cầu nguyện cho mọi người là tốt và có giá trị. Tất cả thời gian chúng ta dâng hiến để giúp đỡ những người có nhu cầu là rất quan trọng. Và tất cả năng lượng chúng ta cung cấp cho gia đình chắc chắn sẽ làm cho Chúa Giêsu mỉm cười. Tuy nhiên, bất cứ ai cũng có thể cầu nguyện mỗi ngày, dành hàng giờ cho người nghèo, và cung ứng cho gia đình của họ, nhưng vẫn còn nhiều mâu thuẫn đang diễn ra trong tâm trí họ. Chúng ta có thể làm tất cả những điều này và vẫn bỏ lỡ phần quan trọng nhất của đời sống Kitô hữu: mong muốn của Chúa Thánh Thần là hình thành chúng ta và định hình chúng ta thành hình ảnh của Đấng Kitô.

Chẳng hạn, chúng ta có thể tình nguyện hiện diện tại một phòng phục vụ thức ăn nhưng vẫn ấp ủ những suy nghĩ phán xét chống lại những người nghèo đến thăm nơi đó. Chúng ta có thể Rước Lễ và vẫn nghĩ về cách chúng ta có thể thao túng ông chủ của mình. Và chúng ta có thể nói với con cái của chúng ta phải tha thứ trong khi đó chúng ta vẫn có một số oán giận chống lại người phối ngẫu của chúng ta.

Thiên Chúa muốn định hình chúng ta theo hình ảnh của Người. Người muốn làm cho chúng ta thành những sự phản chiếu nhân từ, tử tế, khiêm nhường và quảng đại của Con của Người. Và để làm điều này, Người cần giúp chúng ta làm mịn các cạnh thô ráp của mình. Đây là một thử thách mà Chúa Giêsu hăng hái chấp nhận. Câu hỏi đặt ra là: Chúng ta có phải không?

፨ Thật là một Kho Báu! Tâm trí con người thật tuyệt vời. Nó có khả năng lý luận, tưởng tượng, hiểu biết và ghi nhớ. Nó cũng là căn nhà của lương tâm, nơi chúng ta cân nhắc giữa đúng và cái sai. Mỗi ngày, tâm trí của bạn phân tích hàng triệu điểm dữ liệu được trình bày bởi các giác quan của bạn và sử dụng dữ liệu đó để đưa ra hàng trăm quyết định. Nó dựa trên những kỷ niệm và trí tưởng tượng của bạn, và nó duy trì những cảm xúc của bạn để giúp bạn tìm thấy sự can đảm bạn cần cho những quyết định khó khăn và niềm vui trong một công việc đã được thực hiện tốt.

Ngoài những món quà và khả năng “tự nhiên” này, tâm trí con người cũng có một chiều kích tâm linh. Thánh Augustine, viết khoảng năm 417, điều đáng để nói: “Tâm trí là hình ảnh của Thiên Chúa, ở chỗ nó có khả năng của Người và có thể là một người làm phần của Người” (On the Trinity, 8,11). Tương tự, Thánh Phaolô nói với chúng ta rằng chúng ta có “tư tưởng (tâm trí) của Đức Kitô” (1 Cr 2,16). Thiên Chúa dựng nên chúng ta với khả năng cảm nhận sự hiện diện của Người, để hiểu được những bí ẩn của Người, và có mối quan hệ với Người dựa trên tình yêu. Trí tuệ của chúng ta có thể nghĩ như Thiên Chúa nghĩ (Mt 16,23). Với những cảm xúc của chúng ta, chúng ta có thể yêu mến những gì Thiên Chúa yêu mến và cảm nghiệm sâu sắc rằng tội lỗi làm tổn thương Chúa thế nào (Ac 3,48). Chúng ta có thể tưởng tượng vẻ đẹp của thiên đàng và đặt những kỳ công uy nghi của Thiên Chúa ở trung tâm ký ức của chúng ta (Tv 77, 12-16). Và với lương tâm của chúng ta, chúng ta có thể phân biệt điều đúng với điều sai trái và tội lỗi với sự công chính (Rm 2,15).

Thật là một Thiên Chúa kỳ diệu đã tạo dựng (muôn loài)! Và thật là một quà tặng mà Người đã ban cho chúng ta – rằng chúng ta được dựng nên theo hình ảnh của Người, có khả năng nhận biết Người ta và được tiền định sẽ ở với Người mãi mãi! Những ấn tượng như thế này, chúng ta biết rằng tâm trí (tư tưởng) của chúng ta không phải lúc nào cũng phục vụ tốt cho chúng ta. Những sự oán hận quá khứ, những tội lỗi hiện tại, hoặc thậm chí một lương tâm tội lỗi có thể ngăn chặn dòng chảy ân sủng mà Thánh Thần muốn ban cho chúng ta. Chúng có thể ngăn cản mối quan hệ của chúng ta với Thiên Chúa và làm cho chúng ta cảm thấy cô đơn và bất lực.

Hơn nữa, những ảnh hưởng tiêu cực này có thể làm lu mờ tâm trí của chúng ta. Chúng ta càng cho phép chúng kiểm soát chúng ta, sự phán xét của chúng ta càng trở nên u ám. Chúng ta thấy khó hơn để nói điều đúng với điều sai trái. Chúng ta bắt đầu cho một số hành vi tội lỗi là chấp nhận được, và chúng ta chú ý ít hơn đến những tư tưởng và những tiếng nói ảnh hưởng tích cực đến chúng ta.

፨ Một tâm trí u ám. Vua David của dân tộc Israel là một thí dụ về cách một chu kỳ dối trá và những ảnh hưởng tiêu cực khác có thể dẫn đến tội lỗi lớn hơn. David không phải là một con người bình thường. Thiên Chúa gọi ông là “một kẻ như lòng Người mong muốn” (1 Sm 13,14). Nhưng điều này không có nghĩa là David được miễn khỏi cám dỗ. David bị thu hút bởi một người phụ nữ tên Bathsheba, vợ của một người lính trong quân đội (2 Sm 11-12). Lòng đầy ham muốn bà, David ra lệnh đưa bà đến cho ông, và ông ngủ với bà. David là một người đàn ông mạnh mẽ. Ông có tất cả mọi thứ ông có thể muốn, bao gồm cả một hậu cung đầy đủ các vợ lẽ. Tuy nhiên, ông đã để mắt tới người phụ nữ này, vợ của một người lính trung thành của ông, và ông đã chiếm đoạt bà mà không quan tâm đến việc nó sẽ ảnh hưởng thế nào đến bà và gia đình bà.

Khi David phát hiện ra rằng Bathsheba có thai, ông đã cố gắng che đậy tội lỗi của mình bằng cách ra lệnh cho Uriah được sai đến hàng đầu của trận chiến và sau đó bị bỏ rơi. Âm mưu của David đã được thực hiện. Uriah đã bị giết trong trận chiến, và David nghĩ mình đã được tự do. Nhưng như thường vẫn xảy ra, sự che đậy không kéo dài. Tiên tri Nathan đã đối diện với David về những tội lỗi của vua, và nhà vua đối mặt với tất cả những hành vi sai trái mà vua đã phạm. Khiêm tốn và xấu hổ, David ăn năn, và Chúa đã tha thứ cho vua.

Câu chuyện này cho thấy tâm trí của chúng ta có thể dối trá biết bao khi chúng bị vẩn đục bởi những ham muốn ích kỷ. Tất cả chúng ta đều biết những gì muốn làm im lặng lương tâm của chúng ta, đưa ra những quyết định mà chúng ta biết là sai, và bằng cách nào đó tin rằng những hành động này vẫn được chấp nhận. Đó là một suy nghĩ nghiêm túc, phải không? Ngay cả vua David vĩ đại cũng không được miễn trừ khỏi cám dỗ.

Tin tốt lành là Thiên Chúa giàu lòng thương xót. David vẫn phải chịu một số hậu quả của tội lỗi của mình, nhưng vua đã an tâm khi biết rằng Thiên Chúa đã không loại bỏ vua. David có thể bắt đầu lại, với niềm tin rằng Thiên Chúa sẽ không nắm giữ những tội lỗi trước đây của vua mà chống lại vua. Không tội lỗi nào, thậm chí cả tội ngoại tình và giết người, quyền năng tha thứ của Thiên Chúa vượt hơn tất cả (nhưng không phải vì thế mà chúng ta cứ phạm tội).

፨ Công Việc của Thiên Chúa, Công Việc của Chúng Ta. Như những người Kitô hữu đã được rửa tội, tất cả chúng ta đều là một “thọ tạo mới” (2 Cr 5,17). Tất cả những người nam và người nữ đều “như lòng Chúa mong muốn”.

Chúng ta có thể cảm thấy chúng ta phải đi một chặng đường dài, nhưng chúng ta phải tin rằng Thiên Chúa yêu thương chúng ta và muốn giúp thay đổi mọi cách chúng ta suy nghĩ và hành động trái ngược với Người và các mệnh lệnh của Người. Thánh Phaolô thậm chí còn nói cho chúng ta biết điều này có thể xảy ra như thế nào: “Anh em đừng rập theo đời này, nhưng hãy cải biến con người anh em bằng đổi mới tâm thần, hầu có thể nhận ra đâu là ý Thiên Chúa, cái gì là tốt, cái gì đẹp lòng Chúa, cái gì hoàn hảo” (Rm 12, 2).

፨ Bạn có thể thấy giải pháp hai phần của Thiên Chúa ở đây không? Thiên Chúa muốn thay đổi cách chúng ta suy nghĩ và hành động, nhưng Người cần chúng ta hợp tác với Người. Một cách quan trọng mà chúng ta có thể làm việc với Chúa là dành một chút thời gian mỗi tối để xem lại ngày sống của chúng ta: “Khi nào tôi hành động một cách thần thánh? Khi nào tôi đã bỏ qua những gì Thiên Chúa yêu cầu tôi làm? ”Hoặc để áp dụng những lời của Thánh Phaolô, chúng ta có thể hỏi,“ Khi nào tôi sống theo cách được phản chiếu ‘những gì là chân chính, những gì là cao quý, những gì là chính trực, những gì là tinh tuyền, những gì là đáng mến, những gì là độ lượng’?” (Pl 4, 8). Khi nào tôi không sống theo cách này?”

Thực hành loại kiểm tra này vào buổi tối sẽ dạy bạn làm thế nào để “bắt mọi tư tưởng phải đầu hàng để đi tới chỗ vâng phục Đức Kitô” (2 Cr 10, 5). Khi bạn nắm bắt được suy nghĩ của mình, bạn càng trở nên cảnh giác với cách bạn suy nghĩ, và bạn sẽ có thể cân nhắc những suy nghĩ của mình dựa trên sự thật của Chúa. Tất nhiên, không dành hàng giờ làm việc này. Chỉ cần dành vài phút để xem xét các tình huống rõ ràng nhất. Theo thời gian, bạn sẽ nhận thấy Chúa Thánh Thần đang giúp đỡ bạn và giải phóng bạn.

Vì vậy, đó là phần của chúng ta. Phần của Thiên Chúa là gì? Khi chúng ta xét lại ngày sống của chúng ta, Chúa đang giúp chúng ta nhìn thấy các sự kiện qua đôi mắt thương xót và yêu thương của Người. Chúa biết việc loại bỏ hoặc miễn thứ tội lỗi của chúng ta dễ dàng như thế nào, vì vậy Người giúp chúng ta thành thật với Người và với chính chúng ta. Đồng thời, Người đảm bảo cho chúng ta về tình yêu của Người. Người biết chúng ta có thể dễ dàng trở nên chán nản như thế nào, nên Người nhắc chúng ta rằng Người yêu chúng ta dù chúng ta là ai và không nhất thiết những gì chúng ta làm. Như thánh vịnh gia tuyên bố, “Dầu cha mẹ có bỏ con đi nữa, thì hãy còn có Chúa đón nhận con” (Tv 27,10). Không có gì có thể tách bạn ra khỏi Thiên Chúa – không có gì, tất nhiên, ngoại trừ sự không sẵn sàng của bạn để đến với Người và cầu xin tình yêu của Người.

፨ Được tạo dựng cho Sự Tự do. Thiên Chúa muốn giúp làm mới tâm trí của chúng ta. Thực ra, Người sẵn lòng làm bất cứ điều gì có thể để giúp chúng ta giành chiến thắng trong cuộc chiến giữa sự thánh thiện và tính ích kỷ. Người ban cho chúng ta Thánh Thần của Người. Người ban cho chúng ta quà tặng Thánh Thể. Người đã ban cho chúng ta chính lời của Người trong Kinh thánh. Những sự dự phòng này có thể rất mạnh mẽ trong việc giúp chúng ta vượt qua mọi xu hướng của sự ích kỷ. Không có gì hạnh phúc hơn là khả năng bước đi trong sự tự do của Thánh Thần, được giải thoát khỏi những ham muốn ích kỷ của chúng ta.

Vì vậy, bắt đầu ngày hôm nay, trong mọi hoàn cảnh, bạn hãy áp dụng “lời cầu khẩn, van xin và lời tạ ơn” để xin Chúa giúp đỡ (Pl 4, 6). Rồi hãy xem sự bình an của Chúa “vượt lên trên mọi sự hiểu biết sẽ giúp cho lòng trí của bạn (anh em) được kết hợp với Đức Kitô” (Pl 4, 7).

Theo the Word Among us

The Issue June 2018

Chuyển ngữ: Sr. Maria Trần Thị Ngọc Hương, OP